Sửa Bộ luật Hình sự theo hướng tăng phạt tiền, giảm phạt tù

Thứ ba - 03/02/2015 16:23
Sửa Bộ luật Hình sự theo hướng tăng phạt tiền, giảm phạt tù Sửa Bộ luật Hình sự theo hướng tăng phạt tiền, giảm phạt tù

Dân trí Đó là thông tin được ông Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp - cho biết tại buổi tọa đàm với các chuyên gia tư pháp Nhật Bản về việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự ngày 3/2.

Theo ông Phạm Quý Tỵ, trong số 7 hình phạt được Bộ luật Hìnhsự hiện hành quy định thì có 4 hình phạt không tước quyền tự do của công dân làcảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất.

Sửa Bộ luật Hình sự theo hướng tăng phạt tiền, giảm phạt tù 1
Ông Phạm Quý Tỵ trao đổi tại buổi tọa đàm.

“Sửa đổi Bộ luật Hình sự lần này, nhóm chuyên gia chúng tôitập trung vào xem xét sửa đổi các điều luật về phạt cảnh cáo, phạt tiền và cảitạo không giam giữ; thực tiễn vừa qua cho thấy hình phạt trục xuất không có gìvướng lớn nên không sửa đổi”- ông Tỵ nói.

Theo ông Tỵ, hình phạt bằng tiền rất được quan tâm trong lầnsửa đổi bộ luật này. “Để tăng hình phạt tiền, chúng tôi có quy định mấy điểmmới so với quy định hiện hành. Cụ thể sẽ mở rộng loại tội được quy định có hìnhphạt tiền, không chỉ áp dụng với người phạm tội “ít nghiêm trọng” (cao nhất 3năm tù) mà sẽ mở rộng cả với tội “nghiêm trọng” (cao nhất 7 năm tù). Ngoài ra, đểkhắc phục tình trạng tòa án tuyên phạt hình phạt tiền nhưng các bị cáo chây ìkhông nộp khoản tiền này, trong khi quy định chưa thật chặt chẽ về mặt phápluật, dự thảo lần này sẽ đưa ra quy định trong một thời gian nhất định nào đómà bị cáo không nộp tiền thì sẽ chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù”- ôngTỵ cho biết.

Mặc dù việc chuyển hình phạt tiền sang hình phạt tù đã đượcban soạn thảo tham khảo pháp luật hình sự của một số nước, nhưng theo ông PhạmQuý Tỵ, đây là điểm mới đang tạo ra những luồng ý kiến khác nhau.

“Tòa án tuyên hình phạt tiền, người ta không chấp hành thìchuyển sang tù như trong dự thảo đang thể hiện thế. Nhưng chuyển từ tiền sang phạttù thì phương thức chuyển thế nào, chúng tôi đang lúng túng chỗ này. Các nướctrên thế giới quy định cách chuyển như thế này: Khi phạt tiền họ tính trên ngàycông lao động, ngày thu nhập lao động nên khi chuyển từ tiền sang phạt tù thìthi hành được bao nhiêu, còn lại chuyển sang bấy nhiêu ngày tù. Như thế rấttiện. Nhưng ở Việt Nam thìkhác bởi tính ngày công lao động ở Việt Nam thì rất khó khăn, kể cả tính theolương tối thiểu cũng rất khó”- ông Tỵ phân tích.

Ngoài ra, ông Tỵ cho biết quá trình xây dựng dự thảo bộluật, nhóm chuyên gia và tổ biên tập đã hướng tới việc tăng cường hình phạt cảitạo không giam giữ để hướng tới chính sách giảm hình phạt tù.

“Chúng tôi đã đề xuất mở rộng loại tội được áp dụng. Lần nàymở rộng tới tội “rất nghiêm trọng” có mức án tới 15 năm tù. Khi áp dụng hìnhphạt cải tạo không giam giữ mà không có việc làm thì tuyên hình phạt tiếp theolà phạt lao động phục vụ tại cộng đồng; đối với người có việc làm thì phải nộp5-20% thu nhập. Quy định điều này bởi vừa qua có thực tế người bị tuyên phạtcải tạo không giam giữ mà không có việc làm thì không chịu bất kỳ một tác độngnào, nên lần này phải yêu cầu họ lao động tại cộng đồng. Nếu người được tuyêncải tạo không giam giữ mà không chấp hành thì chuyển sang hình phạt tù, vớicách tính là 3 ngày cải tạo không giam giữ bằng 1 ngày ngồi tù. Đây là điều rấtmới nhưng rất dễ thực hiện chứ không khó như hình phạt quy đổi bằng tiền phíatrên”- ông Tỵ nêu quan điểm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Lộc - nguyên thẩm phán TANDTối cao (thành viên tổ soạn thảo) - cho biết quan điểm tăng hình phạt tiền, giảmhình phạt tù phù hợp với những chỉ đạo xuyên suốt về cải cách tư pháp và giảmbớt áp lực cho hệ thống giam giữ hiện nay.

Tuy nhiên, ông Lộc chia sẻ, điều này cũng đang gây ra nhiềutranh cãi. Ví dụ như một người đã chấp hành xong 1/2 thời gian ngồi tù rồi thìmới được áp dụng quy định ra tù trước thời hạn hay phải thi hành được 1/3 thờigian? Tại sao mấy loại tội về an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng, nhân phẩmsức khỏe con người, cướp bóc, sản xuất mua bán trái phép chất ma túy,… khôngđược xét tha tù trước thời hạn?

Ông Lộc cho rằng những điều này cần được thảo luận rất kỹlưỡng và lắng nghe ý kiến nhiều chiều của các cơ quan, tổ chức liên quan.

Đại diện cơ quan nghiên cứu phía Nhật Bản cho biết nhiều bảnán ở nước này cũng nói rõ nếu số tiền không trả được thì sẽ quy đổi bằng baonhiêu ngày ngồi tù. Ví dụ, nếu hình phạt tiền là 100 triệu Yen, mỗi ngày là 1triệu Yen, mà người đó không trả được ngày nào thì phải tính ra 100 ngày laođộng. Cách tính này do thẩm phán khi xét xử quyết định. 

“Nếu quy định tỷ lệ tiềntương ứng với số tiền cố định trong luật thì luật sẽ dễ phải thay đổi thườngxuyên. Ở Nhật Bản có những hình phạt tiền rất lớn, ví dụ như có những hình phạtlên tới 500 triệu Yen. Đây là hình phạt tòa án áp dụng đối với tội vi phạm vềchống độc quyền, vi phạm về gian lận chứng khoán, thu lợi trái phép. Ở Nhật Bản tội thu lời bất chínhlà một tội phạm nghiêm trọng và nếu nghiêm trọng thì mức tiền phạt là rất lớn.Rất ít vụ án chỉ có hình phạt là phạt tiền, mà thường thường thì hình phạt tiềnkèm theo hình phạt tù. Phạt tiền chỉ là hình phạt bổ sung về mặt kinh tế. Vấnđề băn khoăn là có chuyển phạt tiền sang hình phạt tù hay không? Thẩm phán rabản án bao giờ cũng nói rõ là nếu không trả khoản tiền đó thì sẽ có quy định rõbao nhiêu tiền tương ứng một ngày tù. Như vậy các quy định này có tác dụng ởchỗ người đó không trả được tiền thì được đưa vào tù bằng vai trò của kiểm sátviên”- vị này cho biết.

Thế Kha 

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 106
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 103
 
  •   Hôm nay 28,228
  •   Tháng hiện tại 200,751
  •   Tổng lượt truy cập 128,798,929