Đại biểu Quốc hội: "Trưng cầu ý dân phải tin dân"

Thứ tư - 24/06/2015 17:58
Đại biểu Quốc hội: "Trưng cầu ý dân phải tin dân" Đại biểu Quốc hội: "Trưng cầu ý dân phải tin dân"

Các đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ vai trò của nhân dân trong dự thảo luật, không để nhân dân đóng vai cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu.

Thảo luận về dự án Luật Trưng cầu ý dân chiều 23/6, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, quan điểm trọng dân, tin dân phải được quán triệt xuyên suốt trong quá tình xây dựng luật này. Đại biểu Tâm cho hay, tin dân là tin vào trí tuệ của nhân dân vì trưng cầu ý dân là ý dân quyết định. “Luật phải thể hiện niềm tin của Quốc hội vào nhân dân và thực tế quá trình xây dựng công phu, thảo luận thẳng thắn đã thể hiện niềm tin đó. Nếu biết lắng nghe ý kiến của người dân thì mọi người sẽ quan tâm, tham gia nhiều hơn những vấn đề quan trọng của đất nước”, người đứng đầu Hội đồng nhân dân TP HCM nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội: "Trưng cầu ý dân phải tin dân" 1

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng trưng cầu dân ý phải trọng dân, tin dân. 

Cũng đề cập về vai trò của nhân dân, đại biểu Đỗ Ngọc Niễn nhận xét vị thế, vai trò của nhân dân chưa được coi trọng vì trong dự thảo luật họ không có quyền gì khác ngoài đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu với tư cách là một cử tri. Người dân không có quyền trình bày nguyện vọng của mình đến cơ quan đại diện quyền lực cho mình, dù có thể nguyện vọng ấy là hoàn toàn chính đáng. Luật cũng không cho thấy cơ chế nào quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục tập hợp ý kiến của nhân dân về nội dung và mục đích trưng cầu. “Như vậy người ta có quyền đặt câu hỏi: Luật này ra đời để làm gì và phục vụ cho ai?”, đại biểu đặt vấn đề.

Để thể hiện rõ sự tham gia của người dân vào quá trình tổ chức trưng cầu ý dân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Đỗ Mạnh Hùng đề nghị phải có quy định cơ chế và hoạt động giám sát của nhân dân với trưng cầu ý dân. 

Những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau sẽ được bàn tại phiên thảo luận tổ. Nhiều đại biểu đề nghị quy định trưng cầu ý dân là phải những vấn đề lớn liên quan đến quốc dân đồng bào, còn những vấn đề mang tính chất địa phương nên giao cho chính quyền địa phương quyết định. Các đại biểu cũng đề nghị quy định cụ thể hơn những trường hợp cần trưng cầu ý dân, ví dụ những vấn đề liên quan đến dân sinh, vấn đề quan trọng của đất nước, các chế định pháp luật quan trọng, dự án kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến an ninh quốc gia; những vấn đề phù hợp với Hiến pháp nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhân dân và nên ở tầm vĩ mô.

Đại biểu Quốc hội: "Trưng cầu ý dân phải tin dân" 2

Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn cho biết, dự thảo Luật trưng cầu ý dân chưa thể hiện được vai trò tham gia của người dân.

Với quy định về cơ quan, tổ chức có quyền đề nghị trưng cầu ý dân, các đại biểu tán thành quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, một số đại biểu đề nghị bổ sung thêm chủ thể Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng có quyền đề nghị Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân.

Dự thảo Luật trưng cầu ý dân được trình kỳ họp thứ 9 để xin ý kiến các đại biểu Quốc hội. Những ý kiến của đại biểu sẽ được tiếp thu để hoàn thiện dự thảo, tiếp tục trình kỳ họp Quốc hội tới.

Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương “đọc dự thảo có cảm tưởng tổ chức trưng cầu ý dân như hình thức đi bầu cử ”. Đại biểu Cương đề nghị nên quy định sao cho đơn giản yêu cầu không cao bởi vì mục đích cuối cùng là lấy ý kiến của người dân càng nhiều càng tốt. “Nếu làm như một cuộc bầu cử, chúng ta vẫn chấp nhận thực tế rất nhiều trường hợp bầu hộ, bầu thay là không thực chất” đại biểu Cương cảnh báo.

Võ Hải

Nguồn tin: vnexpress


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 104
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 102
 
  •   Hôm nay 7,301
  •   Tháng hiện tại 67,334
  •   Tổng lượt truy cập 130,489,419