Chuyện ít biết về những cộng sự của Cảnh sát hình sự

Thứ năm - 26/02/2015 08:09
Chuyện ít biết về những cộng sự của Cảnh sát hình sự Chuyện ít biết về những cộng sự của Cảnh sát hình sự

Bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc sảo, cùng sự giúp đỡ nhiệt thành của các cộng sự là phiên dịch viên, lực lượng điều tra hình sự Công an Hà Nội đã làm sáng tỏ nhiều kỳ án mà chủ mưu là các đối tượng người ngoại quốc.

1.Chúng tôi có mặt tại căn nhà nhỏ trên phố Lương Định Của (phường Kim Liên, ĐốngĐa, Hà Nội). Trong một căn phòng giản dị, người đàn ông già đang ngồi cần mẫn dịchmột cuốn tiểu thuyết tiếng Trung sang tiếng Việt. Rất ít người biết được rằng,dịch giả Phan Quốc Bảo chính là một trong những “khắc tinh” của tội phạm nói tiếngHoa ở Hà Nội.

Mộttrong số những vụ án mà ông Bảo nhớ nhất là vụ ông cùng các trinh sát hình sự vạchmặt hai tên đại bịp Dương Phát Khánh và Chung Thiết Lâm chuyên nghề mua bán cổvật để lừa đảo.

Khoảngtháng 10/2011, anh Đỗ Thái H. một luật sư đang hành nghề trên địa bàn quận CầuGiấy bất ngờ nhận được điện thoại của một người đàn ông không quen biết. Anh tacho biết là công nhân xây dựng người Trung Quốc đang làm việc tại một nhà máy ởHưng Yên.

Trongquá trình đổ móng công trình tại đây, anh ta cùng 2 người bạn phát hiện chiếcchum sành đựng hàng chục thỏi vàng hình thuyền và tượng Phật Di Lặc bằng vàng.Người đàn ông nói, do không hiểu pháp luật Việt Nam nên muốn được các luật sưtư vấn.

Sánghôm sau, 2 người đàn ông Trung Quốc tới văn phòng luật sư mang theo 10 thỏivàng hình thuyền và 3 bức tượng Phật Di Lặc màu vàng. Sau khi đã cắt một mẩuvàng để nhân viên của văn phòng đi thử, và được xác nhận là vàng thật - họ gạbán toàn bộ số vàng trên với giá 80 vạn nhân dân tệ NDT (bằng 125.000USD, tươngđương hơn 2,5 tỉ đồng).

Chuyện ít biết về những cộng sự của Cảnh sát hình sự 1
Haiđối tượng lừa đảo Dương Phát Khánh và Chung Thiết Lâm.

Chiều20/10/2011, trong lúc chuẩn bị giao tiền, anh H. phát hiện một trong số hàng chụcthỏi vàng có vết trầy xước để lộ ra bên trong ánh bạc. Nghi ngờ, anh bí mật báocảnh sát. Khi hai bên đang giao dịch, Công an TP Hà Nội cùng các đơn vị của quậnCầu Giấy đã ập vào, bắt quả tang hành vi lừa đảo của 2 người ngoại quốc. Ngườithứ ba đi cùng họ ngày hôm đó đã kịp bỏ trốn.

Haiđối tượng Zhong Tielin (tức Chung Thiết Lâm, SN 1971) và Yang Faqing (tức DươngPhát Khánh, SN 1972), đều trú tại huyện Nhâm Điền (thành phố Thụy Kim, tỉnhGiang Tây, Trung Quốc) đã được đưa về Phòng Cảnh sát hình sự để tiến hành điềutra, làm rõ. Và ông Phan Quốc Bảo đã được mời tới làm phiên dịch viên.

Cóthể nói hai tên Khánh, Lâm là hai đối tượng lừa đảo khá chuyên nghiệp. Dưới sựchỉ huy của một tay đầu sỏ, hai tên này đã dựng lên những màn kịch hoàn hảo đểchiếm đoạt rất nhiều tiền của các bị hại. Và chúng cũng có thừa kinh nghiệm đểđối phó với Cơ quan điều tra. Ban đầu, hai đối tượng giả ngô giả ngọng, tỏ tháiđộ bất hợp tác với điều tra viên.

Khiông Bảo xuất hiện, với giọng tiếng Trung nho nhã và cũng đầy uy lực, hai tênKhánh, Lâm đã buộc phải làm việc. Chúng thề thốt rằng chúng làm ăn… lương thiện,và không hề lừa đảo ai. Cả hai đua nhau nói rằng chúng chỉ đơn giản là đang đibán… đồ cổ. Và rằng khi giao dịch với bị hại, chúng không khẳng định là vàng thậthay vàng giả, mà chỉ là đi bán… vàng mà thôi. Tuy nhiên, với những chiến thuậthỏi cung sắc bén, những lý lẽ của chúng đã lần lượt bị bẻ gãy.

Khôngnhững phải thừa nhận đang tiến hành lừa đảo anh Đỗ Thái H. mà bọn chúng còn phảikhai thêm về vụ lừa đảo chiếm đoạt 2 tỉ đồng của ông Vi Tô Nam (là một Hoa kiềuđang sống tại Đà Nẵng) và phi vụ lừa bất thành sư trụ trì chùa L.P (Bạch Mai,Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Vớihành vi đó, cả hai đã bị Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt lần lượt 18 và 17năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

ÔngBảo vốn là cử nhân Trung văn của Trường đại học Sư phạm I Hà Nội. Ra trường,ông đã có hàng chục năm làm phiên dịch viên cho Bộ Quốc phòng. Khi nghỉ hưu,ông tham gia biên dịch nhiều cuốn sách tiếng Trung, và rất nhiều bộ phim củaTrung Quốc chiếu trên truyền hình là do ông Bảo dịch.

Chuyện ít biết về những cộng sự của Cảnh sát hình sự 2

ÔngPhan Quốc Bảo đang dịch một tài liệu tiếng Trung.

Tuyđã hơn 70 tuổi song ông vẫn còn khá minh mẫn, tinh anh. Mấy chục năm làm phiêndịch, ông Bảo nắm rất chắc các kiến thức về địa lý, lịch sử cũng như văn hóa,xã hội của Trung Hoa. Ông cũng có thể phân biệt được nhiều thứ ngôn ngữ vùng miềncủa nước bạn.

Ngoàira, ông Bảo còn có linh cảm của “nghề điều tra”, có thể phát hiện những gian dốitrong lời khai của đối tượng. Chính những điều này đã khiến ông trở thành cộngsự đắc lực cho Cơ quan điều tra.

Mộtlần khác, Công an Hà Nội bắt được hai đối tượng người Malaysia đang sử dụng thẻtín dụng giả để mua hàng hóa trên phố Thái Hà. Một phiên dịch trẻ được mời tới.Nhưng trong suốt hai ngày trời, Cơ quan Công an hầu như không khai thác được gìnhiều ở hai đối tượng này.

Docó kinh nghiệm “đấu tranh” với nhóm tội phạm nói tiếng Hoa, ông Phan Quốc Bảo lạiđược Cơ quan điều tra tin tưởng cậy nhờ. Sau khi nắm được câu chuyện, và biếtđược hai đối tượng người Malaysia đang làm thuê cho một “ông chủ” người nướcngoài, ông Bảo đã dùng chiến thuật đánh vào tâm tư, tình cảm của các đối tượng.

Bằngngôn ngữ uyển chuyển, ông Bảo giải thích cho các đối tượng biết về pháp luật củaViệt Nam. Rằng hình phạt đối với các tội phạm ở Việt Nam rất nghiêm khắc, songcũng luôn mở lượng khoan hồng đối với những người biết ăn năn hối cải. Ông cũngnắm được hoàn cảnh gia đình của các đối tượng, khuyên rằng vợ con đang rất mongtin của chúng…

Chỉsau một giờ đồng hồ, một trong hai đối tượng người Malaysia đã gục trên bàn hỏicung, khóc nức nở. Và sau đó thì chúng khai tuốt tuột hành vi làm giả thẻ tín dụngđể chiếm đoạt tài sản.

2.Trong xu thế hội nhập và phát triển, mỗi năm TP Hà Nội tiếp đón hàng vạn lượtkhách du lịch cũng như doanh nhân đến tìm cơ hội làm ăn. Tuy nhiên, vẫn có mộtsố đối tượng sang Việt Nam với mục đích lừa đảo. Trong cuộc đấu tranh với nhómtội phạm người nước ngoài, lực lượng điều tra hình sự Công an TP Hà Nội rất maymắn có được sự cộng tác giúp đỡ của nhiều người dân, đặc biệt là những phiên dịchviên.

Cóthể kể đến trong số này như cô Nguyễn Thị Tuyết (phiên dịch tiếng Anh), cô PhạmThị Ngọc (phiên dịch tiếng Trung) và một nữ giảng viên khoa tiếng Trung của mộttrường đại học tại Hà Nội.

Cuốinăm 2010, Công an Hà Nội phát hiện một nhóm đối tượng người Trung Quốc chuyên độtnhập vào các cơ quan, công sở ở Hà Nội và một số vùng lân cận để trộm két sắt.Tổng số tiền bọn chúng đã trộm cắp được lên tới nhiều tỉ đồng. Khi bắt được mộtđối tượng trong vụ án, nữ giảng viên này đã được mời tới Cơ quan Công an đểgiúp lực lượng điều tra tiếp tục làm rõ.

Banđầu, khi các điều tra viên tiến hành lấy khẩu cung đối tượng giống với khi lấycung người Việt (nghĩa là hỏi gì đáp nấy), đối tượng người Trung Quốc kiên quyếtim lặng, không hé răng nói nửa lời.

Chuyện ít biết về những cộng sự của Cảnh sát hình sự 3

Sốtang vật (vàng giả) của hai đối tượng người Trung Quốc.

Saukhi trao đổi với lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, giảng viên này đề nghị được“nói chuyện” riêng với đối tượng. Và với những câu hỏi rất khéo léo, chị đã lấyđược lòng tin của đối tượng. Sau đó đối tượng kể một lèo tất cả những phương thứcthủ đoạn, lẫn các đồng phạm của hắn trong vụ án.

Cáctrinh sát đã lần theo lời khai của đối tượng và hốt trọn được cả ổ nhóm gồm 6tên tội phạm. Khi các đối tượng được đưa về Cơ quan điều tra, lập tức được táchra để lấy lời khai. Mặc dù nhiều phiên dịch viên đã được đưa tới để ngồi cùng vớiđiều tra viên nhưng hầu như cũng chưa khai thác được gì nhiều. Và nhờ có sự gópmặt của nữ giảng viên này thì mọi việc mới trở nên suôn sẻ hơn.

Trêncơ sở những lời khai và chứng cứ thu thập được, tháng 9/2010, Cơ quan CSĐT Côngan TP Hà Nội đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam 5 người đàn ông quốc tịch TrungQuốc về hành vi cướp và trộm cắp tài sản.

Chúnggồm: Bùi Công Minh (SN 1964, trú tại huyện Đạo, tỉnh Hồ Nam); Hà Mãn Hiền (SN1968), Nhiếp Anh Hưng (SN 1977); Dương Lập Ngọc (SN 1974) và Chu Khoáng Hồng(SN 1970) cùng quốc tịch Trung Quốc và một đồng phạm người Việt là Lù Thị Mai.

Cácđối tượng này đã nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Chúng thuê nhà nghỉ ở Hà Nội,Hưng Yên, Bắc Ninh rồi mua xe máy làm phương tiện đi lại. Trong khoảng 3 năm,băng nhóm này đã gây ra hàng loạt vụ trộm tại các trường học, cơ quan nhà nướcthuộc địa bàn các quận: Long Biên, Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm, Hoài Đức...

Chúngsử dụng kìm cộng lực, tuýp nước, xà cầy đột nhập vào các cơ quan, công sở để trộmcắp tài sản. Số tiền trộm được, chúng đổi ra ngoại tệ rồi chia nhau. Cơ quan điềutra xác định nhóm này đã gây ra tổng cộng 11 vụ cướp, trộm.

Mộtsố vụ điển hình như vụ đột nhập vào Viện Bảo vệ thực vật ở Từ Liêm để lấy cắpđược hơn 900 triệu đồng; phá két tại một công ty xây dựng, lấy 600 triệu đồngvà đột nhập vào Trung tâm Y tế Hàng không, phường Bồ Đề lấy 300 triệu đồng...

Theo Minh Tiến

An ninh thế giới

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: tuốt tuột
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 141
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 140
 
  •   Hôm nay 31,049
  •   Tháng hiện tại 742,457
  •   Tổng lượt truy cập 130,326,226