Hải sâm sống ở độ sâu 1.000m "che chở" cua hoàng đế

Thứ năm - 14/12/2023 03:35
Hải sâm sống ở độ sâu 1.000m "che chở" cua hoàng đế Hải sâm sống ở độ sâu 1.000m "che chở" cua hoàng đế

Chi hải sâm Scotoplanes, còn gọi là heo biển, sống dưới đáy biển và từng được bắt gặp mang theo những con cua hoàng đế non trên bụng và lưng.

Chi hải sâm Scotoplanes, còn gọi là heo biển, sống dưới đáy biển và từng được bắt gặp mang theo những con cua hoàng đế non trên bụng và lưng.


Các nhà nghiên cứu ghi hình hải sâm Scotoplanes dưới biển sâu. (Ảnh: MBARI)

Scotoplanes, hay heo biển, là chi hải sâm kỳ lạ sống dưới biển sâu. Chúng sử dụng những chiếc chân hình ống dài khác thường để đi bộ trên mặt bùn mềm, IFL Science hôm 7/12 đưa tin. Những gai nhú ra dài giống chiếc roi, gọi là papillae, vươn ra để tìm thức ăn giàu dinh dưỡng. Chiều dài cơ thể tối đa của chúng thường là 17 cm. Những xúc tu xung quanh miệng heo biển được sử dụng để đào những mảnh vụn tảo và động vật dưới bùn.

Nhóm nhà sinh vật biển từ Viện Nghiên cứu Thủy cung Vịnh Monterey (MBARI) từng bắt gặp chúng đi cùng cua hoàng đế. Họ sử dụng phương tiện vận hành từ xa (ROV) mang tên Doc Ricketts để quan sát những sinh vật biển sống trong một container bị chìm, và ngạc nhiên khi tình cờ thấy nhiều cua hoàng đế nhỏ bám trên lưng và bụng những con heo biển để đi nhờ.

Để xem đây có phải là hành vi phổ biến không, nhóm nghiên cứu xem lại thước phim của 2.600 con heo biển và nhận thấy, khoảng 1/4 trong số đó đang chở cua. Những kẻ đi nhờ chủ yếu là cua hoàng đế non thuộc loài Neolithodes diomedeae, bề ngang khoảng 1,4 cm.

Hải sâm sống ở độ sâu 1.000m "che chở" cua hoàng đế 1
96% của hoàng đế con bám vào heo biển để "đi nhờ".

Những quan sát về cua hoàng đế non ở độ sâu mà heo biển sinh sống cho thấy, 96% chúng bám vào heo biển để "đi nhờ", nhưng rất khó phát hiện vì có kích thước nhỏ và thường bám dưới bụng. Như vậy, hành vi này có thể là một chiến lược hiệu quả để trốn tránh động vật săn mồi.

Nhóm nghiên cứu tại MBARI cho biết, cua hoàng đế non cần sự bảo vệ vì không có nơi nào để chúng ẩn náu hay làm hang ở những vùng đồng bằng biển sâu (ở độ sâu khoảng 3.000 - 6.000 m). Chúng cũng dễ bị tấn công sau khi lột xác vì cơ thể sẽ rất mềm.

May mắn cho cua hoàng đế non là ở độ sâu 1.000 - 6.000m, có nhiều heo biển tập trung thành những đàn lớn, lên tới 600 cá thể. Những "tấm khiên" biết đi này là nơi trú ẩn rất có giá trị. Ngoài ra, heo biển cũng có thể thu được một số lợi ích từ mối quan hệ này vì cua giúp chúng loại bỏ ký sinh trùng.

  • Dưa chuột thì rẻ còn "dưa chuột biển" thì đắt như điên, có lý do cả đấy
  • Những điều thú vị về hải sâm mà không phải ai cũng biết
  • Hải sâm ở VN: Phát hiện hoạt chất ức chế ung thư

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 122
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 117
 
  •   Hôm nay 40,669
  •   Tháng hiện tại 886,380
  •   Tổng lượt truy cập 128,504,619