Bức xạ trên Mặt trăng cao gấp 200 lần Trái đất

Thứ ba - 29/09/2020 12:51
Bức xạ trên Mặt trăng cao gấp 200 lần Trái đất Bức xạ trên Mặt trăng cao gấp 200 lần Trái đất

Các nhà thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai sẽ tiếp xúc với lượng bức xạ mạnh gấp 2 - 3 lần so với phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Các nhà thám hiểm Mặt trăng trong tương lai sẽ tiếp xúc với lượng bức xạ mạnh gấp 2 - 3 lần so với phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).

Nguy cơ từ bức xạ đòi hỏi phi hành gia hạ cánh trên Mặt trăng phải trang bị tấm chắn dày để bảo vệ sức khỏe, theo nghiên cứu công bố hôm 25/9 trên tạp chí Science Advances. Trạm đổ bộ của Trung Quốc ở vùng tối của Mặt trăng cung cấp những phép đo đầy đủ bức xạ tại đây. Nhóm nghiên cứu đến từ Trung Quốc và Đức báo cáo về dữ liệu bức xạ do tàu Hằng Nga 4 thu thập. Bộ dữ liệu giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn nguy cơ tiềm ẩn đối với những người bay tới Mặt trăng, theo Thomas Berger, nhà vật lý ở Viện y thuộc Cơ quan Vũ trụ Đức.

Bức xạ trên Mặt trăng cao gấp 200 lần Trái đất 1
Robot tự hành Trung Quốc hoạt động ở vùng tối của Mặt trăng. (Ảnh: CNN).

Những phi hành gia trên Mặt trăng sẽ phải chịu lượng bức xạ cao hơn từ 200 đến 1.000 lần so với trên Trái Đất, hoặc gấp 5 - 10 lần mức hành khách bay xuyên qua Đại Tây Dương tiếp xúc, theo nhà nghiên cứu Robert Wimmer-Schweingruber tại Đại học Christian-Albrechts ở Kiel, Đức. Ông nhấn mạnh cấu tạo cơ thể người không phù hợp với lượng bức xạ lớn đến vậy và cần có đồ bảo hộ.

Lượng bức xạ trên khắp bề mặt Mặt trăng khá đồng đều, trừ khu vực gần thành của các miệng hố sâu. Wimmer-Schweingruber cho biết con số rất gần với mô hình dự đoán. Trên thực tế, bức xạ do tàu Hằng Nga 4 đo trùng khớp với số liệu từ thiết bị dò trên tàu NASA quay quanh quỹ đạo Mặt trăng cách đây hơn một thập kỷ, theo Kerry Lee, chuyên gia về bức xạ ở Trung tâm Vũ trụ Johnson tại Houston.

Theo NASA, hai phi hành gia đầu tiên hạ cánh trên Mặt trăng trong chương trình Artemis sẽ trải qua một tuần ở đây, lâu hơn gấp đôi so với phi hành đoàn Apollo cách đây nửa thế kỷ. Những chuyến thám hiểm sẽ kéo dài 1 - 2 tháng sau khi thiết lập căn cứ.

  • Cách mà ngành khai khoáng thiên thạch cứu lấy Trái đất, đồng thời tạo ra một thế hệ "nghìn tỷ phú"
  • Vừa giật giải thọ nhất thế giới, con nhện 43 năm tuổi lại lăn đùng ra chết vì lý do dở hơi
  • “Mắt quỷ” dưới chân núi Côn Lôn khiến du khách sợ hãi khi nhìn thấy

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 106
 
  •   Hôm nay 25,897
  •   Tháng hiện tại 729,380
  •   Tổng lượt truy cập 127,121,584