Trung Quốc công bố phát hiện lạ của robot sao Hỏa trước khi “chết”

Thứ ba - 11/07/2023 07:51
Trung Quốc công bố phát hiện lạ của robot sao Hỏa trước khi “chết” Trung Quốc công bố phát hiện lạ của robot sao Hỏa trước khi “chết”

Trước khi bị bão bụi tấn công và mất liên lạc, robot Zhurong của Trung Quốc đã có phát hiện đột phá về điều đã xảy ra trên sao Hỏa 400.000 năm trước.

Trước khi bị bão bụi tấn công và mất liên lạc, robot Zhurong của Trung Quốc đã có phát hiện đột phá về điều đã xảy ra trên sao Hỏa 400.000 năm trước.

Từ lâu đã có những bằng chứng lẻ tẻ cho thấy giả thuyết về một sao Hỏa từng giống như Trái đất nhưng trở nên chết chóc và tĩnh lặng từ khoảng 3 tỉ năm trước có vẻ như không đúng.

Khám phá bộ dữ liệu mà Zhurong (Chúc Dung) để lại trước khi mất tích, các nhà khoa học Trung Quốc đã có phát hiện bất ngờ.

Trung Quốc công bố phát hiện lạ của robot sao Hỏa trước khi “chết” 1
Địa hình đặc biệt của Utopia Planitia được cả Mỹ và Trung Quốc quan tâm - (Ảnh: NASA)

Theo tờ Space, những dấu hiệu lạ thường đến từ các cồn cát hình lưỡi liềm tọa lạc trên bãi cát gợn sóng của khu vực gọi là Utopia Planitia.

Kết hợp dữ liệu của tàu đổ bộ Zhurong và tàu quỹ đạo Tianwen-1 (Thiên Vấn 1), nhà khoa học Li Chunlai từ Đài Quan sát thiên văn quốc gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc- (CAS) đã phát hiện ra các cấu trúc được gọi là TAR - giống như những rặng núi - hình thành phía trên các cồn cát khổng lồ này có màu sẫm hơn hẳn bản thân cồn cát.

Các phân tích cũng thấy gió gây ra hiện tượng xói mòn giúp "tạo hình" các TAR cũng đi theo hướng ngược lại với những gì tạo nên phần vật liệu sáng màu hơn bên dưới.

Trung Quốc công bố phát hiện lạ của robot sao Hỏa trước khi “chết” 2
Các phân tích cho thấy một sự biến đổi khí hậu toàn diện - có thể là kết thúc kỷ băng hà - đã điêu khắc nên những hình dạng phức tạp và lạ lùng trên hành tinh chưa thực sự "chết" này - (Ảnh: CAS).

Các cồn cát khổng lồ được hình thành khoảng 400.000 năm đến 2,1 triệu năm trước, tức "TAR đen tối" xưa nhất chỉ 400.000 năm.

Điều này là minh chứng rõ ràng cho việc khí hậu sao Hỏa với các chu trình thời tiết phức tạp đã có biến đổi lớn và toàn diện vào khoảng 400.000 về trước.

Giả thuyết lớn nhất là sự xuất hiện và biến mất của một kỷ băng hà lạ lùng, khác với Trái đất, khi các cực của sao Hỏa ấm hơn; trong khi bụi và hơi nước di chuyển về phía vĩ độ trung bình và lắng đọng lại.

Hiểu được khí hậu cổ đại trên sao Hỏa là điều mà các nhóm khoa học gia thế giới đang "chăm sóc" hành tinh này luôn mong muốn, bởi điều đó có thể giúp họ tái hiện lại cách sao Hỏa đã tiến hóa, hiểu được những gì đã xảy ra ở đó, sự sống ra đời và biến mất như thế nào hoặc có thể lẩn trốn ở đâu...

Rất tiếc sau phát hiện này Zhurong đã bị mất liên lạc với Trái đất. Trong các hình ảnh mà tàu quỹ đạo của NASA chụp được, nó dường như đã bị vùi lấp trong những cơn bão bụi cực đoan của hành tinh đỏ, khiến các tấm pin mặt trời bị phủ kín và robot cạn năng lượng.

Robot Zhurong là một tàu đổ bộ dạng xe tự hành, khá giống các chiến binh Curiosity và Perseverance của NASA cũng đang hoạt động trên sao Hỏa. Tuy nhiên 2 robot NASA chạy bằng năng lượng hạt nhân nên sống sót trong bão bụi.

  • Lần đầu tiên sau hơn 60 ngày, máy bay trực thăng Ingenuity liên lạc với tàu thăm dò sao Hỏa
  • Chuẩn bị cho sứ mệnh lịch sử, 4 nhà nghiên cứu NASA tự "nhốt" mình trong không gian mô phỏng sao Hỏa
  • Trung Quốc phát hiện vùng đồi bao phủ bởi loạt mộ cổ đầy châu báu

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 99
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 98
 
  •   Hôm nay 3,684
  •   Tháng hiện tại 772,564
  •   Tổng lượt truy cập 130,356,333