Trung Quốc âm thầm rải quân "vây" Ấn Độ từ lâu?

Thứ ba - 25/07/2017 22:01
Trung Quốc âm thầm rải quân "vây" Ấn Độ từ lâu? Trung Quốc âm thầm rải quân "vây" Ấn Độ từ lâu?

Sau những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông, Trung Quốc đang chạy đua tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương, thậm chí biến vùng biển ngoài khơi Ấn Độ này thành “ao nhà”.

Trận chiến biên giới 1967: Ấn Độ đánh bật Trung Quốc

Trung Quốc mạnh cỡ nào nếu chiến tranh tổng lực với Ấn Độ?

Báo Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Ấn Độ

Trung Quốc âm thầm rải quân "vây" Ấn Độ từ lâu? 1

Tàu chiến Trung Quốc khởi hành đến căn cứ quân sự ở Djbouti.

Theo Forbes, đây rõ ràng là thông tin không hề tốt đẹp chút nào với Ấn Độ. New Delhi đang cố gắng thành lập liên minh với Nhật Bản và Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc và Pakistan ở Ấn Độ Dương.

“Ấn Độ bây giờ mới hướng đến mối quan hệ sâu rộng và ý nghĩa hơn với Nhật Bản và Mỹ, trước nguy cơ Trung Quốc tăng cường hiện diện trong khu vực”, hai tác giả Daniel Stacey và Alastair Gale viết trên Wall Street Journal

Ấn Độ Dương luôn là vùng biển chiến lược cho giao thương giữa các nước châu Á và châu Phi, Trung Đông. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm qua, thách thức Nhật bản và Mỹ, càng khiến vùng biển này trở nên quan trọng.

Trên thực tế, Trung Quốc không thể cụ thể hóa các lợi ích chiến lược nếu không tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương. Nếu Mỹ và đồng minh phong tỏa eo biển Malacca, Trung Quốc sẽ bị chia cắt khỏi nguồn cung cấp dầu mỏ ở Trung Đông và lợi ích ở châu Phi.

Đó là lý do Trung Quốc củng cố sự hiện diện các hải cảng chính ở Sri Lanka, tăng cường hợp tác với Pakistan nhằm thiết lập tuyến đường giao thương mới sang Trung Đông, gọi là Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC).

Việc Trung Quốc mới đưa quân đến căn căn cứ quân sự đầu tiên của nước này ở Djibouti, một quốc gia nhỏ ở châu Phi cũng phần nào khẳng định tham vọng chiếm lĩnh Ấn Độ Dương.

Trung Quốc âm thầm rải quân "vây" Ấn Độ từ lâu? 2

Viễn cảnh Trung Quốc chiếm ưu thế ở Ấn Độ Dương, phong tỏa Ấn Độ trên biển là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

“Ngoài việc coi Pakistan là đối tác kinh tế chiến lược, Trung Quốc có hai mục đích khác để tập trung nguồn lực vào quốc gia này”, theo Forbes.

Đầu tiên, Trung Quốc muốn cụ thể hóa chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” bằng việc phát triển các tiền đồn thương mại và quân sự dọc theo tuyến đường hàng hải chính, bao gồm eo biển Malacca, Sri Lanka, Pakistan, Maldives, eo biển Hormuz và Somalia.

Thứ hai, Trung Quốc hiện đang có tranh chấp biên giới với Ấn Độ và nước này muốn đầu tư mạnh hơn nữa để Ấn Độ cảm thấy sức mạnh của Bắc Kinh lan tỏa ở khắp nơi, từ nước láng giềng Pakistan đến Ấn Độ Dương và biên giới giáp với hai nước.

Ấn Độ đã nhận ra nguy cơ bị Trung Quốc chặn ngay trước cửa ngõ ra biển lớn và đang tích cực đóng hàng loạt tàu ngầm hiện đại, cũng như tăng cường hợp tác với Mỹ, Nhật Bản.

Nhưng New Delhi vẫn cần thời gian để sở hữu hạm đội tàu ngầm hạt nhân nhằm tạo nên cán cân quân sự cân bằng trước Trung Quốc và Pakistan.

Hiện tại, rõ ràng người Trung Quốc đang đi trước Ấn Độ một bước, theo Forbes.

Trung Quốc âm thầm rải quân "vây" Ấn Độ từ lâu? 3
80.000 quân TQ từng tràn qua biên giới, đánh sâu vào Ấn Độ

Mâu thuẫn biên giới lên tới đỉnh điểm khi 80.000 quân Trung Quốc tràn vào Ấn Độ, mở đầu chiến tranh biên giới Trung-Ấn...

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 181
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 178
 
  •   Hôm nay 22,213
  •   Tháng hiện tại 22,213
  •   Tổng lượt truy cập 128,620,391