ĐBSCL: Hơn 2.000 người bị bệnh tan máu di truyền bẩm sinh

Thứ bảy - 16/05/2015 20:21
ĐBSCL: Hơn 2.000 người bị bệnh tan máu di truyền bẩm sinh ĐBSCL: Hơn 2.000 người bị bệnh tan máu di truyền bẩm sinh

Dân trí Trong 3 ngày từ 13-16/5/2015 tại TP Cần Thơ diễn ra hội thảo về nâng cao năng lực hoạt động chuyên ngành huyết học - truyền máu khu vực Tây Nam Bộ.

ĐBSCL: Hơn 2.000 người bị bệnh tan máu di truyền bẩm sinh 1
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được khám và lấy máu xét nghiệm ngay tại hội nghị

Thạc sĩ bácsĩ Nguyễn Thị Minh Thy, Trưởng khoa Huyết học của BVĐK Trung ương Cần Thơ, chobiết: Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) và bệnh rối loạn đông máu (Hemophilia)là những căn bệnh hiểm nghèo về máu do di truyền, làm hưởng đến giống nòi. Đểgiảm số lượng người mắc mới, ngành y tế phải thực hiện được công tác quản lý bệnhở cả 3 đối tượng: người bệnh, người mang gen và cộng đồng.

Toàn vùng ởĐBSCL có 2.105 người bị bệnh tan máu ditruyền bẩm sinh. BVĐK Trung ương Cần Thơ là đơn vị tiếp nhận và điều trị cho bệnhnhân bị Thalassemia nhiều nhất. Cụ thể, ở 3 tỉnh, thành: Cần Thơ, Sóc Trăng vàHậu Giang có 500 người bị tan máu di truyền bẩm sinh. Kết quả theo dõi trên 500bệnh nhân cho thấy 85% bệnh nhân bị lách to, trong đó có 5% bệnh nhân đã bị cắtlách”.

Theo y văn,bệnh tan máu di truyền bẩm sinh là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới,do sự thiếu hụt tổng hợp chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Hồng cầubệnh nhân không bền, bị phá hủy sớm làm bệnh nhân bị thiếu máu và ứ sắt. Triệuchứng bệnh thường gặp là xanh xao, mệt mỏi, da niêm nhợt nhạt, vàng da, vàng mắt,gan lách to. Người bị thalassemia có vẻ mặt giống nhau: trán vồ, mũi tẹt, rănghô và chậm lớn, nếu không điều trị kịp thời sẽ tử vong.

Theo thốngkê của Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam, nước ta ở vào khu vực có nguy cơ caovới khoảng hơn 5,3 triệu người mang gen bệnh, khoảng hơn 20.000 bệnh nhân nặngcần điều trị, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ sinh ra bị bệnh.

Với căn bệnhrối loạn đông máu (Hemophilia), hiện nước ta chưa có số liệu thống kê về số lượngngười mắc phải. Hầu hết người phát hiện chứng máu không đông là do điều trị mộtbệnh lý khác hoặc khi gặp tai nạn thương tích. Hemophilia nếu được phát hiện sớmvà điều trị tốt người bệnh có thể sống và làm việc gần như bình thường.

Bác sĩ Thycũng cho biết, từ năm 2009, BVĐK Trung ương Cần Thơ đã thực hiện được kỹ thuậtđiện di huyết sắc tố để tầm soát bệnh Thalassemia, chi phí khoảng 250.000 đồng/lầnđiện di và xét nghiệm định lượng yếu tố đông máu để tầm soát bệnh Hemophilia,chi phí chỉ gần 120.000 đồng/lần xét nghiệm. Vì thế mọi người nên tầm soát đểtránh những trường hợp bị bệnh về rối loạn đông máu và tan máu bẩm sinh bị pháthiện muộn.

ĐBSCL: Hơn 2.000 người bị bệnh tan máu di truyền bẩm sinh 2
Lãnh đạo Hội rối loạn đông máu Việt Nam trao quyết định cho 2 chi hội trưởng chiều 15/5

Trong khuônkhổ hội nghị, chiều 15/5 tại Cần Thơ, Lãnh đạo Hội rối loạn đông máu Việt Namđã trao quyết định và ra mắt hai Chi hội về ngành huyết học gồm Chi Hội tan máubẩm sinh và chi hội Rối loạn đông máu khu vực Tây Nam Bộ.

Theo đó, ChiHội tan máu bẩm sinh khu vực Tây Nam Bộ, do BSCKII Phạm Ngọc Dũng, Trưởng khoaXét nghiệm của BVĐK Trung tâm An Giang, làm Chi hội Trưởng và Chi hội Rối loạnđông máu khu vực Tây Nam Bộ, do Thạc sĩ, BS Nguyễn Thị Minh Thy, Trưởng khoaHuyết học của BVĐK Trung ương Cần Thơ làm Chi Hội trưởng Chi Hội tan máu bẩmsinh.

Hai Chi hộinày có tổng cộng 200 Hội viên là y, bác sĩ và bệnh nhân. Mục tiêu hoạt động: tậptrung xây dựng các hoạt động hướng về cộng đồng, tạo cầu nối giữa bác sĩ - bệnhnhân và thân nhân, trở thành tập thể tuyên truyền viên nhằm giảm thiểu số ca mắcmới trong cộng đồng.

Phạm Tâm

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 174
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 171
 
  •   Hôm nay 19,825
  •   Tháng hiện tại 731,233
  •   Tổng lượt truy cập 130,315,002