Phim "30/4 - Ngày thống nhất" - giá trị của góc nhìn chiến tranh đa chiều

Thứ năm - 30/04/2015 07:22
Phim "30/4 - Ngày thống nhất" - giá trị của góc nhìn chiến tranh đa chiều Phim "30/4 - Ngày thống nhất" - giá trị của góc nhìn chiến tranh đa chiều

Với lối làm phim truyền thống, câu chuyện tài liệu của đạo diễn Lê Thi và nhà biên kịch Phạm Minh Lợi mang đến những giá trị mới nhờ nỗ lực tái hiện quá khứ một cách khách quan.

Lấy thời khắc lịch sử ngày 30/4 năm 1975 làm cột mốc, phim 30/4 - Ngày thống nhất dùng phương pháp phỏng vấn hòa trộn hàng loạt thước phim tư liệu chiến tranh, đan cài những đúp quay mới về cảnh sống thanh bình ở các thành phố lớn cũng như những địa điểm từng là chiến trường ác liệt. Nửa đầu tác phẩm mô tả lại cuộc chiến tranh chống Mỹ kéo dài 20 năm từ sau hiệp định Geneve năm 1954, tái hiện quá trình Việt Nam vượt qua gian khó để đi đến ngày thắng lợi 30/4. Phần hai đưa ra những chân dung và cuộc sống đổi thay của nhiều người dân Việt Nam ở hai miền Nam - Bắc, những người từng tham gia chiến tranh, qua đó thể hiện tinh thần hòa hợp dân tộc suốt 40 năm kể từ ngày non sông liền một mối.

Phim "30/4 - Ngày thống nhất" - giá trị của góc nhìn chiến tranh đa chiều 1

Hình ảnh phim "30/4 - Ngày thống nhất".

Có không ít bộ phim chiến tranh của các nhà làm phim Việt Nam từng tái hiện khoảnh khắc lịch sử mùa xuân năm 1975. Nổi bật trong số đó là bộ phim truyện nhựa đồ sộ Giải phóng Sài Gòn - có kinh phí 12,5 tỷ đồng, được làm trong 12 năm, ra mắt năm 2005. Tác phẩm công phu này của đạo diễn Long Vân mô tả những trận đánh lớn trong quá khứ. Ngoài ra, bộ phim Mùa xuân toàn thắng, có đạo diễn Lê Thi tham gia, cũng tái hiện nhiều chi tiết đắt giá về Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

Bộ phim mới không chọn cách gây ấn tượng về mặt thị giác hay dựng lại lịch sử một cách hoành tráng. Thay vào đó, nhà làm phim tập trung làm nổi bật chủ đề hòa hợp dân tộc, ca ngợi chiến thắng một cách dung dị. Hơn tất cả, 30/4 được xem là cột mốc của quá trình hòa hợp dân tộc khi non sông thu về một mối.

Trong khi hình ảnh về những năm tháng chiến tranh trước 1975 chỉ mang tính chất điểm xuyết và gợi lại cho người xem về quá khứ bi tráng, tác phẩm dành nhiều thời gian dẫn lời những nhân vật lịch sử, đặc biệt là những người từng thuộc chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Bộ phim sử dụng một đoạn băng tư liệu cũ ghi hình lại lời cố thủ tướng VNCH Nguyễn Cao Kỳ - người từng khẳng định muốn làm sứ giả cho sự hòa giải và kết hợp đại đoàn kết dân tộc. 

Để nhấn mạnh tứ phim hơn, nhà làm phim dẫn nhận định của nguyên Đô trưởng Sài Gòn - tướng Nguyễn Hữu Hạnh: “Dân tộc ta là một”. Phim cũng dành một số cảnh quay mô tả công ty phát đạt của doanh nhân Nguyễn Linh Nhân Đức, một trong hàng triệu thuyền nhân ra đi 40 năm trước, nay trở về đóng góp vào sự phát triển của dân tộc. Đặc biệt, phim cũng mang đến những tư liệu chân thực, hiếm về cái chết của hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu.

Phim "30/4 - Ngày thống nhất" - giá trị của góc nhìn chiến tranh đa chiều 2

"30/4: Ngày thống nhất" trích dẫn nhiều ý kiến nhân chứng lịch sử. Ảnh trong phim: Những nhân vật còn sống trong cụm tình báo gia đình H63.

Phim được đánh giá cao về góc nhìn đa chiều, khách quan nhưng chưa phải là một tác phẩm nghệ thuật có nhiều sáng tạo đột phá về chuyên môn.

Xuyên suốt phim, tác phẩm dùng lời bình để dẫn chuyện và kết nối các cảnh với nhau. Người xem khó theo dõi câu chuyện bởi phim đầy ắp những cắt cảnh chuyển đổi đột ngột giữa quá khứ về hiện tại, rồi lại về quá khứ.

Gần như mọi cảnh ghi hình về cuộc sống thanh bình trong phim được quay với những cú máy lia ngang, khung hình thường xuyên thiếu sáng, thậm chí có cảnh thiếu nét, làm người xem đôi lúc chóng mặt. Tác phẩm được làm theo lối truyền thống này có phần cũ, khiến câu chuyện dù có thông điệp mạnh mẽ và ý nghĩa vẫn trở nên phần nào không dễ cho khán giả tiếp nhận.

30/4 - Ngày thống nhất là một trong 5 phim được nhà nước đặt hàng và đang chiếu miễn phí ở Trung tâm chiếu phim quốc gia Hà Nội, chào mừng 40 năm thống nhất đất nước. Bốn phim khác gồm tác phẩm tài liệu Đỉnh cao chiến thắng và ba phim truyện Đường xuyên rừng, Những đứa con của làng, Thầu Chín ở Xiêm.

Vũ Văn Việt

Nguồn tin: giaitri vnexpress


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 174
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 173
 
  •   Hôm nay 21,792
  •   Tháng hiện tại 241,569
  •   Tổng lượt truy cập 130,663,654