Vị tướng của đại ngàn

Thứ bảy - 14/02/2015 13:11
Vị tướng của đại ngàn Vị tướng của đại ngàn

Cuộc đời của ông đã quen với đời sống quân ngũ, nỗi nhớ bản làng những ngày cùng ăn cùng ở, nhớ những cánh rừng một thời lăn lội gió sương, nhớ cái cười hoang dã của người già làng… đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời binh nghiệp của ông.

Ôngcó một giọng cười không lẫn vào đâu được, khiến người nghe như nhẹ nhõm tâm hồn,lòng thảnh thơi trước những bộn bề lo toan. Một buổi trống lịch công tác hiếmhoi của Trung tướng KSor Nham - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật(Bộ Công an), cho tôi cơ hội ghi lại những câu chuyện về cuộc đời binh nghiệp,vốn là thứ quý báu nhất mà ông trân trọng cất giữ trong sâu thẳm miền nhớ.

Khi bản làng có anh

Xuấtthân trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, cha ông là KSor Ní - Cán bộtham gia tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Sau giải phóng miền Nam, cụlà Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai. Sau khi nhập tỉnh thành Gia Lai - Kom Tum, cụ làm Chủtịch UBND tỉnh.

Noigương cha, anh chị em trong gia đình KSor Nham đều ham học, sau này trở thànhnhững cán bộ lãnh đạo nòng cốt ở Trung ương và địa phương. Anh trai đầu là KPăPhương - Cán bộ hưu trí. Tiếp đến là KSor Phước, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai,hiện nay là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Chủ tịch Hội đồng dân tộc củaQuốc hội. Và chị gái KSor H'Nham - cán bộ hưu trí.

KSorNham lớn lên, tự hào mang hai dòng máu, Gia Rai và Ba Na (mẹ ông là Nguyễn ThịChín, người Ba Na Bình Định, tập kết ra Bắc năm 1954). KSor Nham được sinh ratrên đất Bắc (ngày 30/4/1960), nơi đã nuôi dưỡng tuổi thơ của ông những ngày đấtnước còn chìm trong khói lửa chiến tranh. Khi cha có lệnh phải đi Nam, anh emông vào học trường cán bộ dân tộc miền Nam. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giảiphóng, ông quay trở về quê cha.

Khôngbiết từ bao giờ, khát khao được làm người lính Công an đã thẩm thấu vào ước mơcủa KSor Nham. 16 tuổi, ông nằng nặc xin cha đi làm Công an nhưng cha từ chốivì muốn con tập trung vào việc học.

Vị tướng của đại ngàn 1

Trungtướng KSor Nham.

Suốtmột năm ấp ủ giấc mơ, thuyết phục cha, cuối cùng, tháng 10/1976, KSor Nham đượcthỏa nguyện mặc bộ quân phục người chiến sĩ Công an. Nhiệm vụ đầu tiên của chiếnsĩ KSor Nham là làm trinh sát. Tháng 12/1976, KSor Nham được cử tăng cường vềxã Nhơn Hòa (huyện Chư Prông cũ, nay là huyện Chư Sê, Gia Lai).

Tuổitrẻ tràn đầy lý tưởng và hoài bão, trinh sát KSor Nham thường lặn lội xuống cácbản làng, để được gần dân. Tình hình Gia Lai - Kom Tum lúc bấy giờ vô cùng khókhăn, phức tạp, FULRO hoạt động vũ trang manh động. Trong gian khổ, hiểm nguyông lại thấy cuộc đời làm Công an có cái gì đó hấp dẫn hơn, ông miệt mài với nhữngchuyến công tác xuống cơ sở.

Thờigian đã tích lũy cho ông những bài học xương máu, tôi rèn thêm ý chí, bản lĩnhcủa người chiến sĩ Công an. Năm 1988, KSor Nham được điều về làm Phó Công anhuyện Auyn Pa. Khi ấy, ông mới 28 tuổi. Phụ trách An ninh, ông cùng Ban chỉ huyCông an huyện bố trí theo hai hướng trọng điểm trên địa bàn huyện, phân loại đốitượng theo tuyến, địa bàn, thắt chặt quản lý, nắm bắt tình hình. Tháng 1/1989,KSor Nham chuyển về làm Phó phòng Bảo vệ An ninh nội bộ. Khi Gia Lai tách tỉnh,ông được bổ nhiệm vị trí Trưởng phòng. Lúc bấy giờ, Phòng An ninh nội bộ có nhiệmvụ xây dựng phong trào quần chúng ở các cơ quan, bảo vệ an toàn tuyến đường điện500KV...

KSor Nham - Anh hùng Núp

Năm1995, đoàn làm phim "Đất nước đứng lên" về Gia Lai tìm kiếm diễn viênchính đóng vai Anh hùng Núp. KSor Nham có một người bạn quen biết đạo diễn bộphim, trong buổi hàn huyên tâm sự, nghevị đạo diễn than thở về việc tuyển lựa vai Anh hùng Núp, ông bạn của KSor Nhamnói liền: "Tôi có một người rất hợp để đóng vai chính, để tôi giới thiệu".

Nhưbắt được vàng, đoàn làm phim liên lạc ngay với KSor Nham. Vừa nhìn thấy KsorNham, đạo diễn đã thoáng giật mình bởi phong thái và dáng dấp của ông có một sựtương đồng gần như là tuyệt đối với Anh hùng Núp. Một cuộc họp của hội đồng nghệthuật đưa ra, nhanh chóng chốt diễn viên chính. Được lãnh đạo Bộ Công an đồng ýcho đóng phim, KSor Nham bắt tay vào nghiên cứu kịch bản.

Chưabao giờ đóng phim, và khi ấy điện ảnh về làng là một sự kiện gì đó vô cùng lạ lẫmvới bà con vùng núi. Bản thân KSor Nham ngoài học thuộc lời thoại trong kịch bảncòn phải thể hiện làm sao nổi bật lên phong thái, hình tượng vị anh hùng củaquê hương Tây Nguyên. Một lợi thế tuyệt vời chính là Anh hùng Núp và cha của KSor Nham rất thân thiết với nhau. Làngười cùng làng, KSor Nham hiểu rất rõ về cuộc đời Anh hùng Núp, KSor Nham vẫnhay gọi thân mật là bác Núp. Trước khi đóng phim, đoàn làm phim có đến xin ý kiếnbác Núp, được bác gật đầu ngay.

Vị tướng của đại ngàn 2
Nụ cười của vị tướng trở thành nétđẹp thân thương trong lòng người dân Tây Nguyên.

Yêucầu đạo diễn đưa ra rất khắt khe, diễn viên chính phải tập đi tập lại nhiều lần.Trung tướng KSor Nham cho biết: "Cái khó nhất trong việc thể hiện thầnthái của Anh hùng Núp là nụ cười. Diễn viên phải cười làm sao thật tự nhiên, đểtoát lên cái thần thái oai hùng một con người của núi rừng. Hơn hai tháng thamgia các cảnh quay xung quanh ngôi làng Công Hoa, cảnh chạy trong rừng phải đichân đất, mà dưới đất là những gốc cây lổn ngổn vừa dọn xong nên có lúc đâmtoác bàn chân.

Trungtướng KSor Nham bảo, phải hóa thân vào nhân vật, phải quên đi cuộc sống hiện tại,bởi hình tượng Anh hùng Núp là một huyền thoại của đồng bào Tây Nguyên trong cuộcchiến tranh giải phóng dân tộc. Điểm nhấn xuyên suốt trong bộ phim "Đất nướcđứng lên" là cảnh Anh hùng Núp quyết tâm bắn thằng Pháp để chứng minh chobà con thấy rằng: "Giặc Pháp không phải là Yiàng. Bị bắn, nó cũng chảymáu". Đồng thời làm nổi bật được nét văn hóa cộng đồng trong các buônlàng.

Đóngxong phim, ông trở về với công việc thường nhật của người Trưởng phòng An ninh.Nhưng điều đọng lại sau đó là bà con thấy KSor Nham ngoài đời hay gọi ông là"anh Núp". Và, bức tượng Anh hùng Núp thời trẻ đã lấy nguyên mẫuTrung tướng KSor Nham.

Vẫn mãi là chiến sĩ Công an

KSorNham lần lượt được đề bạt chức Phó Giám đốc Công an tỉnh phụ trách An ninh rồiGiám đốc Công an tỉnh. Gia Lai ngày ấy tiềm ẩn nhiều phức tạp, một số nhóm đốitượng phản động nổi lên đòi hỏi công tác An ninh phải bám sát địa bàn, nắm bắtđối tượng Fulro cộm cán từ Mỹ về Tây Nguyên âm mưu xây dựng lực lượng quầnchúng cực đoan nhằm chống phá chính quyền.

Lựclượng Công an toàn tỉnh Gia Lai phải đưa ra những phương án đấu tranh vừa khônkhéo vừa quyết liệt. Trên cương vị Giám đốc công an tỉnh, đồng chí KSor Nham đãkịp thời xin chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, nhanh chóng, triển khai các kếhoạch làm vô hiệu hóa âm mưu của thế lực cầm đầu FULRO. Thực hiện vận động quầnchúng, nói cho đồng bào hiểu, giảng cho đồng bào nghe. Và, bài học lớn nhất lựclượng Công an tích lũy được trong vấn đề giải quyết FULRO chính là bài học gầndân, làm sao để đồng bào có cảm tình với Công an, tin tưởng cán bộ.

Làngười con Gia Rai, lớn lên và trưởng thành trên mảnh đất Tây Nguyên, nơi nắngvà gió đã ngấm vào màu da, mạch máu, hơn ai hết, ông hiểu được nỗi lòng của đồngbào các dân tộc Tây Nguyên. Ở họ, luôn một lòng hướng về Đảng, như dòng suối chảymãi về nguồn.

Vị tướng của đại ngàn 3

Trungtướng KSor Nham thường xuyên xuống cơ sở thăm hỏi bà con.

Tháng6/2004, ông được bầu làm Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai. Bao nhiêu năm mang trênmình bộ sắc phục người Công an, say mê cháy bỏng với nghiệp An ninh, khi chuyểnsang làm "ông Hội đồng", KSor Nham không thôi trăn trở. Vẫn biết đólà trách nhiệm của tổ chức giao phó và sự tin yêu của người dân, nhưng ông luôncó một tình yêu máu thịt với ngành Công an. Cuộc đời của ông đã quen với đời sốngquân ngũ, nỗi nhớ bản làng những ngày cùng ăn cùng ở, nhớ những cánh rừng mộtthời lăn lội gió sương, nhớ cái cười hoang dã của người già làng… đã trở thànhmột phần không thể thiếu trong đời binh nghiệp của ông.

Tháng12/2006, ông được Bộ Công an tiếp nhận trở lại và giữ cương vị Phó Tổng cục trưởngTổng cục Hậu cần (nay là Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật). Một lần nữa, khát vọngcháy bỏng được làm Công an với ông đã trở thành hiện thực.

Từngày ông về TP HCM làm việc, thì người vợ vẫn ở lại quê hương Gia Lai, gắn bó vớinghề y. Bà hiện là Giám đốc Trung tâm Giám định y khoa tỉnh Gia Lai. Là một PhóTổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần Kỹ thuật (Bộ Công an), Trung tướng KSor Nhamít có thời gian về thăm gia đình ở TP Pleiku. Bù lại những ngày cuối tuần, ngườivợ lặn lội từ phố núi xuống thăm chồng. Niềm tự hào của một vị tướng, chính làđã góp một phần nhỏ bé của mình cho sự bình yên phồn thịnh của quê hương GiaLai và đảm bảo vững chắc công tác Hậu cần, Kỹ thuật cho lực lượng Công an.

Theo Ngọc Thiện

Cảnh sát toàn cầu

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: tổng khởi nghĩa
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 61
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 59
 
  •   Hôm nay 4,143
  •   Tháng hiện tại 470,856
  •   Tổng lượt truy cập 130,054,625