Hiến kế chống bức cung, nhục hình

Thứ sáu - 03/04/2015 16:38
Hiến kế chống bức cung, nhục hình Hiến kế chống bức cung, nhục hình

Tách nhà tạm giữ ra khỏi công an huyện, tách trại tạm giam ra khỏi công an tỉnh, quy định trách nhiệm của trưởng các quan này... được một số đại biểu của Ủy ban Tư pháp cho rằng là giải pháp chống bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra.

Ngày 2/4, Ủy ban Tư pháp cho ý kiến thẩm tra Dự thảo luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và tạm giữ, tạm giam. Với mong mỏi “làm thế nào để chống bức cung, nhục hình” trong quá trình điều tra, tạm giữ, tạm giam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề xuất tách nhà tạm giữ ra khỏi Công an cấp huyện, trại tạm giam ra khỏi Công an cấp tỉnh.

Bà Nga cho hay từng chất vất Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương trước Quốc hội và được trả lời đã tách rồi. Tuy nhiên, theo bà đó chỉ giải pháp về mặt quản lý nhà nước, chứ trong một địa phương bộ phận quản lý giam giữ và cơ quan điều tra đều là "những phòng trong một cơ quan", có mối quan hệ rất mật thiết nên dễ bỏ qua sai phạm cho nhau.

“Chừng nào còn để trại tạm giam thuộc Công an tỉnh, chừng nào cấp huyện còn để nhà tạm giữ chừng đó còn khó tránh được những vi phạm trong hoạt động giam giữ”, bà Nga nói và cho hay đề nghị chuyển giao Tổng cục 8 (Bộ Công an) quản lý.

Ủy viên Phạm Xuân Thường cho rằng trong quy định của luật hiện nay thiếu hẳn quy định chống bức cung, nhục hình trong trại tạm giam, trong khi lại xảy ra chủ yếu tại các nơi này. "Những vụ án xảy ra thời gian gần đây vi phạm rất nghiêm trọng nhưng trách nhiệm của trưởng buồng tạm giam, trưởng trại tạm giam không thấy xử lý", ông nói và kiến nghị trang bị kỹ thuật: camera, ghi âm…khi hỏi cung.

Bàn về điều 43 Dự thảo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định giao quyền điều tra ban đầu cho công an xã với nhiệm vụ "lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai". Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề nghị cân nhắc việc này vì đây không phải là lực lượng chuyên trách như công an phường mà là bán chuyên trách. "Đầu vào của công an viên, tiêu chuẩn trình độ rất đơn giản", bà nói.

Theo bà, dự thảo cho phép ông an xã có trách nhiệm tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, lập biên bản, lấy lời khai chuyển tố giác, tin báo. Trường hợp bắt người phạm tội quả tang thì lập biên bản, lấy lời khai phạm tội quả tang, vẽ sơ đồ hiện trường, thu giữ chứng cứ, quản lý …."Công an xã được làm quá nhiều việc mà những việc này đều mang tính chất điều tra", bà Nga nói.

Trước việc bà Nga nhắc lại vụ việc công an xã trong quá trình làm việc với một người dân có tranh chấp đã dùng dùi cui đánh họ gẫy 4 cái xương sườn, thương tích tới 16% rồi lập biên bản ghi là tự ngã, đại biểu Phạm Xuân Thường cho rằng trên thực tế tất cả các vụ xảy ra ở cơ sở thì đều phải qua công an xã. Đa số công an xã đều làm việc không tốt chiếm tỷ lệ thấp. “Chúng ta đừng vì một vài vụ cá biệt mà nói không nên giao thẩm quyền điều tra ban đầu cho công an xã”, ông Thường nói và cho hay giao ở mức độ nào cần cân nhắc kỹ.

Quyền của người bị tạm giữ, tạm giam theo Điều 9 Dự thảo Luật Tạm giữ, tạm giam:

- Được bảo đảm tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tài sản;

- Được đảm bảo chế độ ăn, ở, mặc, tư trang, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo và tài liệu khác theo quy định của Luật này;

-Được gặp nhân thân, người khác theo quy định của Luật này;

-Được bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, người khác bào chữa;

Bảo Hà

Nguồn tin: vnexpress


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 124
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 121
 
  •   Hôm nay 13,929
  •   Tháng hiện tại 73,962
  •   Tổng lượt truy cập 130,496,047