Cảnh nóng trong “Chiến tranh và hòa bình” gây tranh cãi

Thứ ba - 13/01/2015 09:06
Cảnh nóng trong “Chiến tranh và hòa bình” gây tranh cãi Cảnh nóng trong “Chiến tranh và hòa bình” gây tranh cãi

Dân trí Cuốn sử thi đồ sộ “Chiến tranh và hòa bình” sẽ được chuyển thể lên màn ảnh nhỏ của Anh trong năm nay. Để tạo sức hút cho phim, ngay từ đầu ê-kíp thực hiện đã khẳng định phim sẽ có những cảnh nóng không được đề cập trong nguyên tác.

Sắp tới, cuốn tiểu thuyếtđồ sộ đã trở thành kinh điển trong văn học thế giới - “Chiến tranh và hòa bình”của tác giả Leo Tolstoy - sẽ được chuyển thể lên màn ảnh nhỏ của Anh. Dự án nàyrất thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận và ngay từ đầu đã có những “chiêu trò”để chứng tỏ sức hút mà bộ phim có thể tạo nên trên sóng truyền hình.

Cảnh nóng trong “Chiến tranh và hòa bình” gây tranh cãi 1

Bộphim điện ảnh “Chiến tranh và hòa bình” (1956). Nữ diễn viên Audrey Hepburn vàovai nàng Natasha.

Theo đó, nhà đài BBC1khẳng định bộ phim của họ sẽ không “chay tịnh” như trong nguyên gốc văn học,ngược lại, phim sẽ có những mối quan hệ tình cảm đan xen rắc rối và những cảnhnóng không được đề cập tới trong nguyên tác.

Bộ tiểu thuyết đồ sộhàng đầu trong lịch sử văn học nhân loại sẽ được chuyển thể thành loạt phim truyềnhình 6 phần.

Những diễn viên thamgia loạt phim đều là những tên tuổi lớn của màn ảnh Anh, vì vậy, phim truyềnhình “Chiến tranh và hòa bình” ngay lập tức trở thành bộ phim được chờ đợi nhấttrong năm 2015.

Biên kịch của phim -anh Andrew Davies - trước đây vốn từng bị chỉ trích vì “gợi tình hóa” những tácphẩm mà anh chuyển thể lên sóng truyền hình. Với lần chuyển thể này, Daviescũng dự liệu trước rằng “Chiến tranh và hòa bình” có lẽ sẽ gây nên những tranhcãi vì cùng một lý do quen thuộc.

Davies cho biết: “Tôiđưa vào những cảnh hoàn toàn mới không hề được đề cập trong tiểu thuyết. Đây chắcchắn là một sự mạo hiểm sống còn đối với khía cạnh tình dục trong tác phẩm.Tolstoy chỉ luôn ám chỉ về những điều như vậy, còn chúng tôi mở rộng những điềuám chỉ ấy. Điều gây bất ngờ chính là những nhân vật trong phim giờ sẽ trở nênhiện đại và gần gũi với người xem đương đại hơn bao giờ hết”.

Cảnh nóng trong “Chiến tranh và hòa bình” gây tranh cãi 2

Loạtphim điện ảnh 4 phần “Chiến tranh và hòa bình” do Nga sản xuất (1966-1967) đã từngđoạt giải Oscar cho Phim nước ngoài xuất sắc nhất năm 1969. Đây là phim đầutiên của điện ảnh Xô Viết nhận được giải Oscar và cũng là phim dài nhất từng nhậngiải thưởng này. Nữ diễn viên Lyudmila Savelyeva vào vai nàng Natasha xinh đẹp.

Biên kịch Andrew Daviescũng cho biết phần chuyển thể kịch bản của anh sẽ mở rộng những điều mà anh cholà tiềm tàng những mối quan hệ chưa được tác giả đẩy tới cao trào. “Tolstoy chỉluôn ám chỉ những mối quan hệ tình cảm bất thường trong tiểu thuyết của ông,nhưng chúng tôi sẽ đi tới tận cùng một cách thật rõ ràng về những mối quan hệnày”.

“Sẽ có cảnh chị gái vàem trai tình tứ với nhau, và tôi tin người xem sẽ chẳng nghi ngờ gì về mối quanhệ giữa họ” - biên kịch cho biết. Chi tiết này liên quan tới hai nhân vật phảndiện trong tiểu thuyết - Hélèna và Anatole.

Trong tiểu thuyết, bátước phu nhân Hélèna Vassilievna Kouraguine là con gái công tước VassiliSergueievitch Kouraguine, là một người đàn bà đẹp tuyệt trần nhưng ích kỉ, dâmđãng và hư hỏng, trở thành vợ của bá tước Pierre KirilovichBezoukhov theo âm mưu của ông bố, lừa chàng bá tước Pierre để kiếm chác từ móngia sản mà chàng thừa kế.

Người em trai của Hélènelà thiếu công tước Anatole Vassilievich Kouraguine, một thanh niên đẹp trainhưng hoang đàng, phóng đãng, hắn đã quyến rũ bá tước tiểu thư Natasha sau khinàng đã đính hôn với công tước Andrei.

Trong tiểu thuyết, cả Hélènevà Anatole đều là những nhân vật phản diện, gây ra đau khổ cho người khác vì nhữngtham vọng tình - tiền của họ.

Cảnh nóng trong “Chiến tranh và hòa bình” gây tranh cãi 3

Cuốn tiểu thuyết sử thi đồ sộ

Cuốn tiểu thuyết đồ sộ “Chiếntranh và hòa bình” (1869) của Leo Tolstoy được coi là một trong những tác phẩm vĩđại nhất trong lịch sử văn học thế giới, khắc họa đời sống vật chất và tinh thầncủa 5 gia đình quý tộc Nga trong thời kỳ Hoàng đế Pháp Napoleon đang có mưu đồxâm chiếm nước Nga.

Bộ phim truyền hình đượcchờ đợi này sẽ được bắt đầu khởi quay từ cuối tháng 1/2015 tại thành phố St.Petersburg và sẽ lên sóng vào cuối năm nay.

“Chiến tranh và hòabình” đã phản ánh một giai đoạn bi tráng của xã hội Nga, từ giới quý tộc đến nhữngngười nông dân. Tiểu thuyết được coi là một trong hai kiệt tác lớn của Tolstoy(tác phẩm còn lại là Anna Karenina).

Cảnh nóng trong “Chiến tranh và hòa bình” gây tranh cãi 4

Nhàvăn Leo Tolstoy (1828-1910)

Tiểu thuyết là bộ sửthi vĩ đại nhất của Tolstoy, trước hết, vì tác phẩm đã làm sống lại thời kỳtoàn thể dân tộc Nga gặp nhau trên chiến trường vệ quốc. Nhân dân chính là nhânvật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca. Qua đó, Tolstoy muốnlàm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng sẽ quyết định vận mệnh lịch sử dân tộc.

Về nghệ thuật, tác phẩmkết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyệnkể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng dựa trên hai biến cố lịch sử lớn hồi đầuthế kỷ 19, là hai cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812. Tiểu thuyết cũng đồng thờiphản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga ở thời kỳ đó.

Các tình tiết và cốttruyện nói trên kết cấu tập trung xung quanh hai cặp chủ đề: chủ đề nhân dân gắnbó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tácphẩm đan chéo với đề tài về hòa bình.

Một trong những đặc điểmnổi bật khác của tác phẩm là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Số phận nhân vậtvới những nét tâm trạng tinh tế luôn gắn bó mật thiết với những bước thăng trầmlịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy ở thể loại anh hùng ca.

BíchNgọc
Theo The Times

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 195
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 192
 
  •   Hôm nay 44,806
  •   Tháng hiện tại 844,641
  •   Tổng lượt truy cập 128,462,880