Ở cao nguyên Scotland ẩn chứa một bí ẩn gần thế kỷ. Kể từ năm 1933, nhiều người tin rằng họ đã nhìn thấy một con quái vật bơi lội trong vùng nước hồ Loch Ness.
Ngày 26/8, 200 chuyên gia đến từ khắp nơi trên thế giới được huy động để triển khai tìm kiếm quái vật hồ Loch Ness.
Hình bóng của quái vật hồ Loch Ness nổi bật dưới ánh hoàng hôn. (Ảnh: Science et vie).
Nhiều người đều đã nghe nói về con quái vật này, tên gọi tắt, Nessie. Nó thậm chí còn truyền cảm hứng cho một số bộ phim trên thế giới, rất đắt khách khi được công chiếu.
Vậy những sinh vật được cho là đang ẩn nấp dưới đáy hồ Scotland này là gì? Nó là một sinh vật sống sót từ thời đại khủng long? Một con lươn khổng lồ hay chỉ đơn giản là một trò lừa bịp của con người?
Loch Ness là hồ lớn thứ hai ở Scotland, nó có chiều dài 3km và chiều rộng 1,2-3km, vùng nước sâu nhất của hồ tới 272 mét.
Vào năm 565, một tu sĩ người Ireland, Saint Columba, được cho là đã xua đuổi một "quái vật dưới nước" đang tấn công một trong những người bạn hành hương của mình.
Chính trong bối cảnh này, mọi người đã nhắc đến một con quái vật ám ảnh hồ nước này.
Bức ảnh được cho là của quái vật hồ Loch Ness. (Ảnh: Marmaduke Wetherell).
"Đây là một huyền thoại giống với câu chuyện một vị Thánh chiến đấu với rồng. Nó được xuất hiện hầu hết trong các cuốn sách cổ ở châu Âu", nhà cổ sinh vật học Eric Buffetaut, giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), nhớ lại.
Tuy nhiên, phải một thiên niên kỷ sau mới xuất hiện những bằng chứng về con quái vật mà chúng ta biết ngày nay.
Theo Aldie MacKay, chủ một khách sạn ở phía bắc hồ Loch Ness, thời điểm đó cô đã nhìn thấy một sinh vật khổng lồ có hình dạng một con cá voi nhấp nhô trong làn nước tối khi đang lái xe cùng chồng.
Ba tháng sau, báo chí Scotland công bố lời khai của vợ chồng George Spicer, hai du khách người Anh đã đến thăm quan hồ Loch Ness, chúng tôi đã nhìn thấy một con vật khổng lồ dài hơn 8 mét.
Ngoài ra, nó còn có chiếc cổ dài 3-4 mét tương tự như vòi của một con voi. Theo họ, nó băng qua đường trước khi bò qua bụi rậm và cuối cùng lặn xuống hồ.
Nhưng bước ngoặt thực sự đến vào năm 1934, khi bức ảnh Nessie do một bác sĩ ở London (Anh) chụp được tiết lộ trên báo chí. Kể từ đó trở đi, nhiều nhà khoa học đã tổ chức các cuộc tìm kiếm sinh vật này, nhưng đều không có kết quả.
Nhà văn người Pháp Sonja Delzongle, tác giả của nhiều tiểu thuyết trinh thám đã dành một thời gian để thực hiện cuộc điều tra của riêng mình tại hồ Loch Ness.
Bà cho rằng có thể đã quan sát được con quái vật vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở khu vực xung quanh hồ.
Vào tháng 12/1975, nhà điểu học người Anh, Peter Scott (1909-1989) thậm chí còn đặt tên khoa học cho sinh vật bí ẩn này với cái tên Nessiteras rhombopteryx (tạm dịch: Quái vật Ness có vây kim cương).
Ông đặt tên dựa trên một bức ảnh mờ dưới nước, được cho là có vây hình kim cương.
Qua nhiều năm, vô số giả thuyết nảy sinh về bản chất thực sự của Nessie.
Theo một số quan điểm của các nhà khoa học, Nessie thuộc về loài plesiosaur đã tuyệt chủng. Đây là một họ bò sát biển tồn tại trong thời kỳ cổ đại đã tuyệt chủng.
Nhưng đây chỉ là ý tưởng của các nhà khoa học, liệu những loài động vật được cho là đã tuyệt chủng 66 triệu năm có thể sống sót ở hồ Loch Ness vẫn đang là một bí ẩn.
Bức ảnh giả tưởng được cho là quái vật hồ Loch Ness. (Ảnh: Getty).
Dưới góc độ khoa học, chúng không thể tồn tại ở đó hơn 10.000 năm và trước đó, hồ Loch Ness chưa tồn tại và quốc gia Scotland được bao phủ bởi một lớp băng dày.
Do đó, sinh vật sống sót này có thể này đến từ Biển Bắc phía thượng nguồn của con sông chảy xuống hồ, một số loài thích nghi với nước ngọt.
Sự thật là không có loài động vật nào giống hoặc gần giống với sinh vật hồ Loch Ness từng được quan sát thấy ở Biển Bắc. Đặc biệt, nếu nó là loài bò sát, chúng sẽ phải xuất hiện thường xuyên trên mặt đất để thở.
Do đó giả thuyết đây có thể một loài thuộc họ Plesiosaur được loại bỏ. Trường hợp khác, nó có thể là cá mập, cá da trơn hay thậm chí là cá tầm?
Theo Sonja Delzongle, lương thực sẽ cạn kiệt.
"Than bùn dưới hồ làm chậm quá trình quang hợp và khiến việc sản xuất vật chất sống không đủ. Do đó, nước hồ Loch Ness không thể được sử dụng làm nguồn dự trữ thức ăn cho động vật nặng hơn 300kg", Delzongle giải thích.
Một phân tích năm 2019 về DNA môi trường của hồ Scotland do nhà di truyền học người New Zealand, Neil Gemmell, Đại học Otago thực hiện đã không phát hiện bất kỳ loài cá mập, cá da trơn hay cá tầm nào.
Mặt khác, nó cho thấy mật độ lươn cao (tên khoa học: Anguilla anguilla). Giả thuyết khác được đặt ra, liệu Nessie có phải chỉ là một con lươn lớn?
Các nhà khoa học ước tính, xác suất quan sát thấy những con lươn lớn có chiều dài gần 6 mét dựa trên dữ liệu thu thập được từ hồ Loch Ness và nhiều hồ khác nhau ở châu Âu là 1 trên 50.000, đủ để nói rằng Nessie không thể là một trong những con cá này.
Điều gì sẽ xảy ra nếu toàn bộ câu chuyện này chỉ là giả tưởng. Có lẽ con người đã tạo ra con quái vật đó từ đầu trong tưởng tượng.
Đặc biệt là vì những khám phá đầu tiên về sinh vật này tương ứng với thời kỳ con người rất quan tâm đến loài khủng long.
Eric Buffetaut gợi ý, thời kỳ này được nuôi dưỡng bằng trí tưởng tượng tuyệt với về các loài động vật đã tuyệt chủng từ bộ phim King Kong năm 1933.
Năm 1993, Christopher Spurling, người đã chụp bức ảnh được cho là quái vật hồ Loch Ness thừa nhận, bức ảnh được tạo ra chỉ là một thủ thuật thực hiện bằng cách sử dụng một chiếc tàu ngầm thu nhỏ.
Anh ta đã chụp bức ảnh này, cùng anh rể của mình là Wilson, người đã mượn tên anh ta công bố bức ảnh để lấy uy tín.
Nhưng còn những lời khai và "bằng chứng" khác liên quan đến Nessie thì sao?
"Đó có thể là ảo ảnh quang học hoặc những cách giải thích sai lầm về các loài động vật thực sự tồn tại như rái cá hay đàn chim thủy sinh", Eric Buffetaut khẳng định.
Huyền thoại về quái vật xuất hiện trong không chỉ giới hạn ở Scotland. Trên thế giới có rất nhiều câu chuyện liên quan đến vấn đề này, chúng xuất hiện từ Scandinavia, qua Canada đến Hoa Kỳ và Patagonia. Chắc chắn, dù Nessie có thật hay không thì sinh vật này cũng không hề bị cô lập.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn