Trung Quốc vận hành đập thủy điện khổng lồ, cao hơn đập Tam Hiệp

Thứ bảy - 25/07/2020 19:37
Trung Quốc vận hành đập thủy điện khổng lồ, cao hơn đập Tam Hiệp Trung Quốc vận hành đập thủy điện khổng lồ, cao hơn đập Tam Hiệp

Dự án đập thủy điện Ô Đông Đức đã bắt đầu phát điện thử nghiệm, với chiều cao đập là 270m so với chiều cao 181m của đập Tam Hiệp.

Dự án đập thủy điện Ô Đông Đức (hay đập Võ Đang) đã bắt đầu phát điện thử nghiệm, với chiều cao đập là 270m so với chiều cao 181m của đập Tam Hiệp.

Trung Quốc vận hành đập thủy điện khổng lồ, cao hơn đập Tam Hiệp 1
Dự án đập thủy điện Võ Đang chính thức hoạt động một phần từ ngày 29/6. (Ảnh chụp màn hình CGTN).

Theo Reuters ngày 30.6, Trung Quốc vừa bắt đầu vận hành đập thủy điện Ô Đông Đức, nằm trong chuỗi các đập khổng lồ với vốn đầu tư lớn trên thượng nguồn sông Dương Tử và cao hơn hẳn so với đập Tam Hiệp.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin đập Ô Đông Đức là đập thủy điện lớn thứ 4 ở nước này và lớn thứ 7 thế giới, bắt đầu hoạt động một bộ phận đầu tiên vào ngày 29.6 sau 72 giờ chạy thử.

Trung Quốc vận hành đập thủy điện khổng lồ, cao hơn đập Tam Hiệp 2
Đập thủy điện Võ Đang với chiều cao 272m. (Ảnh: Reuters).

Tập đoàn Dự án Tam Hiệp phụ trách dự án cho hay đập Ô Đông Đức được khởi công vào cuối năm 2015 và dự kiến hoàn thành vào năm 2021.

Dự án có công suất hơn 10 GW, với con đập có chiều cao lên đến 270m, hơn hẳn so với đập Tam Hiệp cao 181m nằm cách đó khoảng 950 km. Tại đập Ô Đông Đức, khoảng 32.000 người dân đã phải di dời tại khu vực hồ thủy điện có dung tích 7,4 tỉ m3 nước.

Trung Quốc vận hành đập thủy điện khổng lồ, cao hơn đập Tam Hiệp 3
Một đường hầm bên trong đập Võ Đang. (Ảnh chụp màn hình CTGN).

Tân Hoa xã đưa tin dự án đập thủy điện Ô Đông Đức có tổng vốn đầu tư là 120 tỉ nhân dân tệ (395.261 tỉ đồng). Dự án nằm trong chuỗi 6 đập thủy điện khổng lồ ở trung và thượng nguồn sông Dương Tử của Tập đoàn Dự án Tam Hiệp.

Các nhà bảo vệ môi trường cho rằng các dự án đập thủy điện này gây ra thiệt hại không thể hồi phục tại khu vực vốn dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, chính phủ cho rằng các ảnh hưởng bất lợi là không đáng kể so với lợi ích từ năng lượng cung cấp cũng như điều tiết lũ.

  • Đập Tam Hiệp Trung Quốc: 13 sự thật về con đập khổng lồ gây tranh cãi đã làm chậm quá trình quay của Trái Đất
  • Đập lớn nhất Trung Quốc mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân
  • Vì sao châu chấu sa mạc không thể diệt?

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 98
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 95
 
  •   Hôm nay 753
  •   Tháng hiện tại 262,005
  •   Tổng lượt truy cập 128,860,183