Top 7 sai lầm thoát hiểm phổ biến nhất khi hoả hoạn xảy ra: Bất ngờ khi "hét to" đứng đầu danh sách!

Thứ bảy - 16/09/2023 10:26
Top 7 sai lầm thoát hiểm phổ biến nhất khi hoả hoạn xảy ra: Bất ngờ khi "hét to" đứng đầu danh sách! Top 7 sai lầm thoát hiểm phổ biến nhất khi hoả hoạn xảy ra: Bất ngờ khi "hét to" đứng đầu danh sách!

Dưới đây là những sai lầm thoát hiểm phổ biến khi hoả hoạn xảy ra mà nhiều người từng mắc phải.

Trong trường hợp đám cháy xảy ra, làm thế nào để chạy thoát? Nhiều người do mất bình tĩnh và thiếu kỹ năng dẫn đến loay hoay hoặc mắc sai lầm nghiêm trọng khi thoát hiểm.

Dưới đây là 7 sai lầm thoát hiểm phổ biến nhất khi hoả hoạn xảy ra mà bạn nhất định phải nắm rõ.

1. Hét to

Khi hoả hoạn xảy ra, việc la hét lớn không chỉ lãng phí sức lực, thời gian mà còn có thể gây mất bình tĩnh, hoảng loạn, gây nguy hiểm cho cả những người xung quanh. Hơn nữa, nếu hít phải khói độc có thể gây bỏng đường hô hấp, tử vong tại chỗ.

Cách làm đúng: Hãy che miệng, mũi bằng khăn ướt/quần áo ướt. Nếu cần cảnh báo hãy dùng còi báo cháy, hay tạo ra âm thanh lớn bằng vật dụng xung quanh thay vì bằng cổ họng để mọi người tới giải cứu.

Top 7 sai lầm thoát hiểm phổ biến nhất khi hoả hoạn xảy ra: Bất ngờ khi "hét to" đứng đầu danh sách! 1
 Việc la hét lớn không chỉ lãng phí sức lực, thời gian mà còn có thể gây mất bình tĩnh. (Ảnh minh hoạ)

2. Đi thẳng

Khi đám cháy xảy ra, khí độc sẽ lan ra nhanh chóng. Lúc này, nếu bạn đứng thẳng, bạn có thể hít phải nhiều khí hơn. Vì vậy, bạn nên giữ tư thế thấp hơn, cúi xuống và bò về phía trước. Sau đó, bạn cần nhanh chóng thoát ra khỏi lối thoát hiểm hoặc cầu thang bộ.

3. Đạp cửa phòng lao ra ngoài

Sau khi đám cháy bùng phát, nhiệt độ trong phòng tăng cao, áp suất không khí cũng tăng mạnh. Nếu cửa bên ngoài mở đột ngột, sự đối lưu nhiệt với không khí sẽ tăng đáng kể, đồng thời bị ảnh hưởng bởi thông gió khiến toàn bộ bề mặt vật liệu dễ cháy bốc cháy dữ dội.

Cách làm đúng: Điều kiện cháy rất khác nhau. Nếu một căn phòng đang cháy mà bạn muốn thoát ra thì bạn cần dùng tay cảm nhận nhiệt độ của cửa để cảm nhận xem nguồn lửa cách cửa bao xa. Nếu cửa không nóng thì bạn có thể thoát hiểm ra ngoài. Nói chung vì lý do an toàn, trước khi ra ngoài, bạn hãy đẩy nhẹ từng chút để không khí từ từ lùa vào.

4. Dùng tay dập lửa

Nếu dùng tay dập lửa trong trường hợp khẩn không những không dập tắt được ngọn lửa trên người mà còn làm bỏng tay.

Cách làm đúng: Bạn cần nằm xuống mặt đất, lăn lộn qua lại để dập tắt ngọn lửa. Ngay sau đó hãy dùng nước dội lên người để làm giảm cơn bỏng rát.

5. Bỏ lỡ cơ hội tốt nhất để chạy thoát

Khi xảy ra hoả hoạn, nếu phòng tắm không có cửa sổ hướng ra ngoài, chúng ta rất dễ bị hôn mê hoặc tử vong do thiếu dưỡng khí. Trong trường hợp bình thường, dù phòng tắm có cửa số cũng rất nhỏ, nếu lửa cháy lâu, lực lượng cứu hộ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và giải cứu. Vì vậy, bạn không nên đi vào phòng tắm để tránh nguy hiểm.

Cách làm đúng: Khi đám cháy bùng phát, bạn hãy lập tức thoát ra ngoài bằng lối thoát hiểm hoặc thang bộ.

6. Nhảy khỏi toà nhà

Đừng bao giờ nhảy khỏi toà nhà nếu đang ở tầng quá cao. Nhảy khỏi toà nhà chỉ là biện pháp cuối cùng và chỉ áp dụng cho những tầng thấp.

Cách làm đúng: Bạn có thể dùng cầu thang thoát hiểm, ban công, ống thoát nước, thang dây. Hoặc bạn có thể xé ga giường, vỏ chăn thành dải rồi nối lại thành dây thừng, buộc chặt vào các vật cố định như khung cửa sổ, lan can rồi trượt xuống.

Top 7 sai lầm thoát hiểm phổ biến nhất khi hoả hoạn xảy ra: Bất ngờ khi "hét to" đứng đầu danh sách! 2
Đừng bao giờ nhảy khỏi toà nhà nếu đang ở tầng quá cao. (Ảnh minh hoạ).

7. Thoát hiểm bằng thang máy thông thường

Khi xảy ra hoả hoạn ở nhà cao tầng, nghiêm cấm việc sử dụng thang máy để thoát nạn. Bởi hoả hoạn có thể phá huỷ hệ thống điện, khiến thang máy bị tê liệt. Thậm chí nhiều thang máy trục trặc, rơi tự do gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách xử lý đúng: Khi đám cháy bùng phát ở nhà cao tầng, bạn nên chọn lối thoát hiểm hoặc hành lang để thoát thân. Và hãy dùng khăn ướt che miệng, mũi, cúi thấp người để di chuyển.

  • Làm thế nào tăng tỷ lệ sống sót trong đám cháy nhà cao tầng, chung cư?
  • Các thiết bị phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm mọi gia đình nên trang bị để đảm bảo an toàn khi có hỏa hoạn
  • Cách thoát hiểm thông minh ở Nhật Bản rất đáng để học hỏi khi xảy ra cháy chung cư

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 91
  •   Máy chủ tìm kiếm 36
  •   Khách viếng thăm 55
 
  •   Hôm nay 11,106
  •   Tháng hiện tại 559,926
  •   Tổng lượt truy cập 132,748,191