Châu Âu tiết lộ về tàu JUICE: Đến nơi sự sống ngoài hành tinh chờ đợi?

Chủ nhật - 16/04/2023 04:20
Châu Âu tiết lộ về tàu JUICE: Đến nơi sự sống ngoài hành tinh chờ đợi? Châu Âu tiết lộ về tàu JUICE: Đến nơi sự sống ngoài hành tinh chờ đợi?

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc khai phá các hành tinh khác trong tháng 4 này bằng việc phóng tàu JUICE, thứ sẽ dùng sao Kim "lấy đà" để bay đến sao Mộc.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) sẽ đánh dấu một bước tiến lớn trong công cuộc khai phá các hành tinh khác trong tháng 4 này bằng việc phóng tàu JUICE, thứ sẽ dùng sao Kim "lấy đà" để bay đến sao Mộc.

Dự kiến tàu JUICE - hiện đang được bọc trong tên lửa Ariane 5, cùng loại với tên lửa phóng kính viễn vọng không gian James Webb - sẽ chính thức rời Trái đất vào lúc 9 giờ 15 phút sáng ngày 13-4 (giờ địa phương) từ Sân bay Vũ trụ châu Âu (Kourou, Guiana thuộc Pháp).

Thời điểm phóng này tương ứng với 19 giờ 15 phút tối 13-4 và sẽ được phát trực tiếp trên website của ESA (esa.int).

Châu Âu tiết lộ về tàu JUICE: Đến nơi sự sống ngoài hành tinh chờ đợi? 1
Tàu JUICE dự kiến lên đường đến sao Mộc vài ngày tới - (Ảnh đồ họa từ ESA)

Theo Space, tàu JUICE sẽ thực hiện một chuyến bay vòng qua sao Kim, Trái đất và Mặt trăng để "lấy đà", trước khi tiến thẳng đến sao Mộc xa xôi.

Để cú lấy đà thành công, ESA đã tính toán để tàu JUICE thực hiện được nó khi sao Kim, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng trong tháng 4 năm nay và cuối mùa hè này, cũng là 2 lần duy nhất 3 thiên thể này thẳng hàng trong năm.

Trở ngại duy nhất cho vụ phóng là thời tiết không được tốt trong ngày phóng tàu, dự báo 76% có mưa, nhưng thường điều đó không gây khó khăn đặc biệt. Nếu nhiệm vụ bị trì hoãn, ESA sẽ phải cố phóng lại tàu JUICE trong tháng kèm một chút điều chỉnh trong đường đi của nó, hoặc đợi đến tháng 4 năm sau.

Tàu JUICE, chiến binh được ESA chuẩn bị nhiều năm qua sở hữu tới 10 tấm pin Mặt trời đủ để nó thực hiện nhiệm vụ lâu dài ở nơi thiếu ánh nắng như sao Mộc.

Nó được giao nhiệm vụ thu thập dữ liệu về từ trường của hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời này cũng như 3 "mặt trăng sự sống" lừng danh của nó là Ganymede, Calisto và Europa.

Đó là ba mặt trăng rất to lớn của sao Mộc, được nhà bác học Galileo Galilei phát hiện từ thế kỷ thứ XVII cùng với mặt trăng núi lửa Io, được gọi chung là 4 mặt trăng Galileo.

Ngoại trừ Io như địa ngục do hoạt động núi lửa quá khủng khiếp, 3 mặt trăng còn lại mà nhà bác học Ý đã tìm ra đều được xác định là có các yếu tố có thể giúp sự sống phát triển và sinh sôi ở một đại dương ngầm tiềm năng bên dưới vỏ băng.

Các bằng chứng về sự sống tiềm năng đã được phát hiện bởi tàu vũ trụ khám phá sao Mộc Juno của NASA (phóng năm 2009), trong đó cơ quan vũ trụ của Mỹ gần như tin chắc rằng Europa có sự sống và cũng đang chuẩn bị phóng tàu Europa Clipper vào tháng 10-2024 để nghiên cứu riêng mặt trăng này.

Sự tham chiến của ESA, một đối tác thường xuyên của NASA, hứa hẹn đem đến thêm nhiều phát hiện đột phá về sao Mộc và các mặt trăng sự sống của nó.

  • Nhanh, cơ động và hỏa lực mạnh, tại sao tàu cánh ngầm lại bị "chê" bởi Hải quân Mỹ?
  • Đám mây "nấc thang lên thiên đường" gây chú ý ở Malaysia
  • Thang đo các chất độc sinh học thường gặp trong tự nhiên, độc nhất là vi khuẩn

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 179
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 175
 
  •   Hôm nay 12,244
  •   Tháng hiện tại 812,079
  •   Tổng lượt truy cập 128,430,318