Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng

Chủ nhật - 29/10/2023 03:31
Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng

Hơn ba thập kỷ kể từ thảm hoạ núi lửa thảm khốc, thị trấn ở Armero (Colombia) chỉ còn là nơi không người với đống tàn tích đổ nát.

Hơn ba thập kỷ kể từ thảm hoạ núi lửa thảm khốc, thị trấn ở Armero (Colombia) chỉ còn là nơi không người với đống tàn tích đổ nát.

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng 1
Thị trấn ở Armero (Colombia) giờ đây chỉ còn là nơi không người với đống tàn tích đổ nát. (Ảnh: AFP).

Vào ngày 13/11/1985, núi lửa Nevado del Ruiz ở Tolima, Colombia đột ngột phun trào sau 69 năm không hoạt động. Cú nổ đã khiến bốn dòng lahar (lượng lớn các bùn, đá và tro trượt xuống sườn của núi lửa với tốc độ nhanh) khổng lồ càn quét các thị trấn ở Armero, cướp đi sinh mạng của hơn 20.000 trong số gần 29.000 cư dân sống tại đó.

Các nỗ lực cứu hộ đã bị cản trở do lớp bùn dày đặc, khiến việc di chuyển đến đó vô cùng khó khăn. Khi các nhân viên cứu trợ đến được thị trấn sau 12 giờ xảy ra vụ phun trào núi lửa, nhiều nạn nhân bị thương nặng đã chết. Thị trấn ở Nam Mỹ nhộn nhịp một thời lúc ấy đã tràn ngập cây đổ, thi thể người và đống đổ nát khổng lồ từ những công trình kiến trúc bị sập.

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng 2
Thảm kịch Armero xảy ra vào ngày 13/11/1985. (Ảnh The Sun).

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng 3
Dòng bùn đá (lahar) chảy nhanh từ núi lửa càn quét thị trấn khi người dân đang chìm vào giấc ngủ. (Ảnh The Sun).

Theo các báo cáo, thảm họa vốn đã có thể tránh được nếu không bỏ qua những cảnh báo trước đó. Chỉ một tháng trước khi núi lửa phun trào, Marta Lucía Calvache Velasco - giám đốc kỹ thuật của Cơ quan Địa chất Colombia (SGC) đã nghiên cứu núi lửa. Sau đó, bà và các đồng nghiệp đệ trình một báo cáo lên Quốc hội Colombia, mô tả lịch sử của địa điểm này và cảnh báo rằng có thể sẽ xảy ra một vụ phun trào trong vài tháng hoặc vài năm tới.

Ngày xảy ra thảm hoạ, nhiều nỗ lực sơ tán đã được thực hiện nhưng một cơn bão dữ dội đã gây hạn chế thông tin liên lạc. Nhiều nạn nhân vẫn ở trong nhà theo như hướng dẫn với suy nghĩ rằng vụ phun trào đã kết thúc. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tin rằng tiếng ồn từ cơn bão có thể đã khiến người dân trong khu vực không thể nghe thấy âm thanh núi lửa phun trào.

Trận lahar đầu tiên tấn công thị trấn lúc 11 giờ 30 phút tối, tất cả bốn dòng lahar đều kéo dài hơn ba giờ và khiến 85% thị trấn bị bao phủ trong bùn. Những người sống sót mô tả mọi người bám vào những khối bê tông vỡ từ nhà của họ để cố gắng nổi lên lớp bùn dày.

Phần đầu của dòng lahar chứa những tảng đá có thể đè bẹp bất kỳ ai trên đường nó quét qua, phần chảy chậm hơn thì rải rác đầy những viên đá sắc nhọn dễ gây thương tích. Chỉ trong vài phút sau đó, bùn sẽ len lỏi vào các vết thương hở và các bộ phận cơ thể khác như mắt, tai và miệng, gây ngạt thở cho những người bị chôn vùi trong đó.

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng 4
Toàn bộ thị trấn gần như đã bị phá huỷ hoàn toàn sau thảm kịch. (Ảnh The Sun).

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng 5
Rễ cây và dây leo bao phủ tàn tích còn lại. (Ảnh The Sun).

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng 6

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng 7
Khung cảnh hoang tàn ở thị trấn không người ở hơn 3 thập kỷ. (Ảnh The Sun).

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng 8
Tổng cộng 13 thị trấn và làng mạc đã bị phá hủy trong thảm kịch Armero. (Ảnh The Sun).

Sau thảm kịch, một trong những nạn nhân là cô bé Omayra Sanchez, 13 tuổi đã trở biểu tượng ám ảnh của vụ phun trào núi lửa Nevado del Ruíz. Omayra Sanchez bị mắc kẹt suốt 60 giờ trong nước cao tới tận cổ và đôi chân bị một lớp bê tông đè lên.

Thời điểm đó, phương án cưa phần chân bị đè để cứu cô bé không khả thi, do các bác sĩ địa phương thiếu thiết bị phẫu thuật cần thiết. Và cuối cùng, điều nhân đạo nhất mà họ có thể làm là để em cứ thế ra đi. Đến 16/11, ba ngày sau thảm hoạ núi lửa tấn công Armero, Omayra Sanchez qua đời.

Sau thảm họa thiên nhiên tàn khốc, Armaro không bao giờ được xây dựng lại và những người sống sót được chuyển đến các thị trấn Guayabal và Lerida, khiến Armero trở thành một thị trấn ma.

Bên trong thị trấn ma từng bị núi lửa phun trào khiến 20.000 người thiệt mạng 9
Ánh mắt vô vọng đầy xót xa của Omayra Sanchez - nạn nhân trong vụ phun trào núi lửa Nevado del Ruíz kinh hoàng. (Ảnh: Frank Fournier).

  • Trung Quốc sở hữu một thứ có khả năng đe dọa sự thống trị suốt nhiều thập kỷ của Mỹ
  • Tàu chở hàng bằng thuyền buồm mạnh nhất thế giới
  • NASA gặp rắc rối lớn với hộp chứa “hạt giống sự sống ngoài Trái đất”

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 73
  •   Máy chủ tìm kiếm 11
  •   Khách viếng thăm 62
 
  •   Hôm nay 10,944
  •   Tháng hiện tại 559,764
  •   Tổng lượt truy cập 132,748,029