Singapore: Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án duy nhất

Thứ ba - 24/02/2015 07:40
Singapore: Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án duy nhất Singapore: Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án duy nhất

Dân trí Nhiều phụ huynh ở Singapore gửi thư đến báo The Straits Time phàn nàn về việc trường học của con cái họ quá bảo thủ, cứng nhắc; nhất là khi những đứa trẻ bị phạt hoặc bị điểm kém trong bài kiểm tra chỉ vì câu trả lời các em đưa ra không có những từ khoá hoặc định nghĩa “chuẩn sách giáo khoa” mặc dù vẫn đúng về mặt ý nghĩa.

Singapore: Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án duy nhất 1

Một ví dụ đượcđưa ra là câu hỏi: Hãy giải thích ưu thế của phần thân cứng, nhiều xương ở loàicá ngựa?

Một học sinhđã trả lời rằng: Phần thân này giống như áo giáp bảo vệ loài cá ngựa khỏi nhữngsinh vật săn mồi

Tuy nhiêncâu trả lời này bị cho là chưa “chính xác”, theo như một giáo viên môn Khoa họclớp 6 thì đáp án đúng phải là: Phần thân này giúp bảo vệ loài cá ngựa khỏi bịthương và giảm khả năng bị tấn công bởi những loài sinh vật săn mồi.

Đây là mộttrong nhiều trường hợp mà các giáo viên, đặc biệt là những người dạy bộ mônKhoa học bị phụ huynh phàn nàn là quá cứng nhắc trong việc chấm điểm. Họ cũngcho rằng phương pháp giáo dục hiện nay quá chú trọng vào học thuộc, học vẹt chứkhông giúp học sinh hiểu được bản chất của vấn đề.

Ở trường, họcsinh thường được dạy là phải bám sát những từ khoá và định nghĩa quan trọngtrong sách giáo khoa để có thể đạt điểm tối đa trong các bài kiểm tra. Nhà tâmlý học Inez Perera, 49 tuổi nói rằng: “Con gái tôi thường phải học thuộc rấtnhiều đáp án cho sẵn. Một số thì cũng có lý nhưng số còn lại thì tôi thấy họcnhư vậy quá cứng nhắc và sáo rỗng.”

Cô ElizabethTan, mẹ của một cậu bé học lớp 6 thì nói rằng cách học bài của con trai cô làviết đi viết lại các câu và từ cho đến khi nào thuộc lòng.

“Bạn dạy trẻem rằng chỉ có duy nhất một đáp án đúng cho một câu hỏi và chúng sẽ không baogiờ có thể tư duy sâu hơn, rộng hơn. Trẻ em nên được tự do khám phá, tự do sángtạo, nhất là trong những bộ môn khoa học”.

Tuy nhiên mộtsố phụ huynh khác, như cô Tracy Ng, 41 tuổi và là mẹ của ba đứa con lại cho rằngtrong khoa học sự chính xác tuyệt đối là rất cần thiết.

“Nhiệm vụ củagiáo dục là giúp học sinh xây dựng một nền tảng kiến thức vững chắc, do vậychúng ta nên đảm bảo rằng không có bất kỳ một sự nhầm lẫn, hiểu sai nào trongmôn học này.”

Năm giáoviên khi được hỏi đã trả lời rằng nếu gặp một câu trả lời khó quyết định đúngsai thì họ sẽ nhóm họp lại để thảo luận. Tuy nhiên họ cũng phải thừa nhận rằngnhiều khi quan điểm của các giáo viên về đáp án đúng cũng “lệch” nhau.

“Sự đa dạngcủa ngôn ngữ rất dễ gây tranh cãi. Nếu chúng tôi không thể thống nhất thì ngườira quyết định cuối cùng sẽ là trưởng bộ môn”.

Một giáoviên thì cho rằng trong những năm gần đây, câu hỏi môn Khoa học trong kỳ thi tốtnghiệp tiểu học ở Singapore đã sát với thực tế hơn và “quan trọng là học sinhhiểu được bản chất chứ không phải là học vẹt”. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều phụhuynh kiến nghị và mới đây, Uỷ ban Đánh giá và Tổ chức thi cùng Bộ Giáo dụcSingapore đã phải đưa ra phản hồi: “Những câu trả lời thể hiện rằng thí sinh nắmđược bản chất và những kỹ năng cần thiết sẽ được xem xét cẩn thận và cho điểmcông bằng”.

Thuỳ Linh Hà (theo The Straits Time)

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 95
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 90
 
  •   Hôm nay 2,215
  •   Tháng hiện tại 143,953
  •   Tổng lượt truy cập 128,742,131