Sẽ chuyên nghiệp hóa tư vấn tâm lý học đường

Thứ sáu - 06/02/2015 12:05
Sẽ chuyên nghiệp hóa tư vấn tâm lý học đường Sẽ chuyên nghiệp hóa tư vấn tâm lý học đường

Trao đổi với Tiền Phong, ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên, Bộ GD&ĐT cho biết hiện Bộ này đã có kế hoạch nhằm đưa hoạt động tư vấn tâm lý đi vào bài bản, chuyên nghiệp và trở thành một phần không thể thiếu của cơ sở giáo dục.


Sẽ chuyên nghiệp hóa tư vấn tâm lý học đường 1

Học sinh trường THPT Chu Văn An - HàNội. Ảnh: Ngọc Châu.

Ông Linh nói: Quanđiểm hiện nay của Bộ GD&ĐT là đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lựcngười học. Theo đó, từng cá thể học sinh được quan tâm không chỉ về học vấn -kiến thức mà cả về tinh thần - đời sống tình cảm. Hiện chúng tôi đã có kế hoạchtriển khai công việc này trong thời gian tới.

Tại một hội thảo gầnđây về vấn đề này, ông cũng từng bày tỏ sự lo ngại về hệ lụy đáng tiếc từ thựctrạng hoạt động tư vấn tâm lý học đường còn chưa được chú ý đúng mức?

Những ai quan tâm tớigiáo dục đều biết, lứa tuổi học sinh là giai đoạn nhân cách của mỗi cá nhânđang trong quá trình hình thành, phát triển. Ở lứa tuổi này, các em thường gặpnhư khúc mắc trong học tập, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè…Nếu không được tư vấn, định hướng, giải tỏa kịp thời dễ dẫn đến hậu quả đángtiếc. Nhẹ thì chán hoặc bỏ học, nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường…, thậm chítự kỷ, gây hậu quả nghiêm trọng.

Một thực tế hiện đượcdư luận đề cập khá nhiều, đó là tình trạng bạo lực học đường, nó không chỉ làđơn thuần va chạm giữa học sinh với học sinh mà còn là giữa học sinh với thầycô giáo. Đây chính là một hệ lụy từ việc hoạt động tư vấn học đường chưa đượcphát huy vai trò của nó. Thật ra các vụ đánh nhau chỉ là phần nổi trong vấn đềbạo lực học đường. Trong bạo lực học đường còn có các biểu hiện khác, chẳng hạnnhư trạng thái sang chấn tâm lý do bị đè nén, bị đe dọa, bị o ép. Nếu triềnmiên rơi vào trạng thái này, các biểu hiện tâm lý của các em sẽ chuyển sangbệnh lý. Khi đã trở thành bệnh lý, việc khắc phục rất khó, hậu quả khó lường,thậm chí còn gây ra những mất mát rất đau lòng. Việc kịp thời nắm bắt diễn biếntâm tư học sinh để có sự tiếp cận, can thiệp để không xảy ra hệ lụy đáng tiếcchính là chức năng của những người làm công tác tư vấn tâm lý.

Hoạt động tư vấn tâm lý không chỉ ngănngừa những hệ lụy xấu mà còn trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thứcmà trong các hoạt động giáo dục khác các em không được tiếp cận để phòng tránhviệc rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu, hoặc các giải pháp tối ưu nhằm thoátkhỏi khủng hoảng trong các mối quan hệ xã hội. Việc có một tổ chức chuyênnghiệp sẽ giúp chúng ta có được nguồn dữ liệu tốt và lựa chọn được thầy cô giáotâm huyết, được đào tạo về chuyên ngành tâm lý học tham gia. Các nước có nềnGD&ĐT phát triển đều rất chăm lo cho mảng hoạt động này trong các nhàtrường, đặc biệt là trường phổ thông.

Nhiều địa phương chobiết họ rất quan tâm tới mảng này, nhưng một trong những vướng mắc là không cócán bộ có chuyên môn, ông nghĩ sao?

Với chủ trương cảicách, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả của hệ thống các đơn vị sự nghiệp,việc bố trí định biên cho giáo viên chuyên trách tư vấn tâm lý trong các trườnghọc gặp nhiều khó khăn. Trong khi chưa bố trí được giáo viên chuyên trách, cáccơ sở đã sử dụng cán bộ kiêm nhiệm.

Để giải quyết vấn đềnày, hiện nay các cơ quan hữu quan đang triển khai việc xác định các vị tríviệc làm tại cơ sở. Trong danh sách các vị trí việc làm tại cơ sở giáo dục, BộGD&ĐT cũng xác định hoạt động tư vấn tâm lý giáo dục là một vị trí
cần thiết.

Thực tế là nhiềutrường ĐH sư phạm đều có khoa Tâm lý Giáo dục nhưng lại không đào tạo giáo viêntư vấn tâm lý học đường. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mãi tới năm 2004 mới mở ngànhnày. Như vậy ngay cả về mặt chuyên môn chúng ta cũng thiếu sự chuẩn bị chứkhông chỉ là vấn đề cơ chế, chính sách?

Đúng là trong khâuđào tạo của các trường sư phạm, những môn khoa học cơ bản thường được ưu tiênquan tâm. Với những hoạt động giáo dục mang tính chất hỗ trợ trong các nhàtrường mỗi thời điểm chúng ta có những cách tiếp cận khác nhau. Đây là lúc màngành GD&ĐT thấy rằng nếu không sớm đưa hoạt động tư vấn tâm lý học đườngđi vào bài bản, chuyên nghiệp thì chúng ta sẽ phải nhận những hậu quả khólường.

Tuy nhiên, quyết tâmthôi chưa đủ. Việc triển khai như thế nào cần có cơ sở khoa học và thực tiễn.Đó là lý do để hiện nay chúng tôi bắt tay vào việc nghiên cứu, rà soát, khảosát để có những tổng kết, đánh giá. Theo kế hoạch, cuối năm nay chúng tôi sẽ tổchức một hội thảo về việc xây dựng mô hình tư vấn tâm lý tại các trường học. Từnay đến khi đó, sẽ có chương trình kế hoạch cụ thể để khảo sát, đánh giá thựctrạng, trên cơ sở đó sẽ phối hợp với một số tổ chức quốc tế hiện đang hỗ trợngành GD trong mảng liên quan đưa ra mô hình hiệu quả áp dụng trên toàn quốc.Trước mắt, Bộ sẽ ban hành một văn bản hướng dẫn trong đó tiếp tục khẳng định sựquan tâm tới mảng hoạt động tư vấn tâm lý, đề nghị các Sở GD&ĐT, các nhàtrường nghiên cứu để tổ chức, nếu đã tổ chức rồi thì nâng cao hiệu quả tùy vàođiều kiện cụ thể, làm sao đảm bảo tất cả các trường đều có hoạt động tư vấn tâmlý.

Cảm ơn ông!

Ông Bùi Văn Linh, PhóVụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên:"Việc giáo dục tại cácnhà trường được thông qua chuỗi các hoạt động giáo dục chứ không chỉ mỗi hoạtđộng dạy học các môn chuyên môn. Trong số các hoạt động này, chúng tôi xem việctư vấn tâm lý và các vấn đề xã hội cho học sinh ngay khi các em đang ngồi trênghế nhà trường là một giải pháp quan trọng".


Theo Quý Hiên (Tiền Phong)

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: luận đề
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 170
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 169
 
  •   Hôm nay 32,497
  •   Tháng hiện tại 743,905
  •   Tổng lượt truy cập 130,327,674