Snowden có liên quan đến vụ khủng bố Paris?

Thứ sáu - 27/11/2015 12:35
Snowden có liên quan đến vụ khủng bố Paris? Snowden có liên quan đến vụ khủng bố Paris?

Ngay khi Paris bị tấn công thì chủ đề Edward Snowden lại được khơi lại, cho rằng thông tin mà Snowden tiết lộ đã giúp bọn khủng bố. Nhưng câu chuyện này lại làm nảy ra vấn đề khác.

  • Edward Snowden: Chín tháng cho một cuộc hẹn (phần 1)
  • Mỹ đang 'rối' với chuyện mã hóa
  • Dùng từ lành mạnh trên mạng cũng có thể bị nghi khủng bố?
  • Công nghệ cao thách thức tội phạm và khủng bố
  • Cuộc “hỏi thẳng, nói thật” với Edward Snowden  

Tuần rồi, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) là John Brennan nói rằng giới khủng bố đã vượt qua được vài biện pháp an ninh sau khi một số chương trình gián điệp của Mỹ bị rò rỉ trên mạng.

Và một ngày sau đó, Politico xuất bản một bài phỏng vấn với người tiền nhiệm của Brennan, Michael Morell. Ông này cũng cho rằng cựu nhà thầu cho NSA là Edward Snowden đã góp phần cho phe IS lớn mạnh, mà nếu không có việc này xảy ra thì phía Âu Mỹ đã có cơ hội chống lại khủng bố ở Paris.

Cựu Giám đốc CIA James Woolsey tuần rồi cũng nói rằng "bàn tay Snowden dính đầy máu."

Vụ việc chống lại Snowden nổi lên sau khi vài viên chức châu Âu nói rằng những kẻ lập kế hoạch tấn công ở Bỉ, Pháp và Syria có vẻ như sử dụng các ứng dụng tin nhắn mã hóa.

Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ  FBI James Comey cho rằng những công nghệ liên lạc mã hóa dễ sử dụng đã tạo ra "không gian tối", khiến các chính phủ khó lòng tiếp cận được những thông tin trao đổi này.

Snowden có liên quan đến vụ khủng bố Paris? 1
Những tiết lộ của Snowden có làm cho các nhóm khủng bố cẩn thận hơn?

Câu hỏi bây giờ là liệu những tiết lộ của Snowden đã khiến những kẻ khủng bố cẩn trọng hơn và chúng luôn sử dụng công nghệ mã hóa để trao đổi thông tin với nhau hay không.

Nhưng những chứng cứ bên ngoài không đủ ủng hộ cho những luận cứ trên.

Ví dụ, tình báo Mỹ chưa bao giờ giải thích Snowden đã tiết lộ cụ thể điều gì để từ đó giới khủng bố tận dụng. Các nhân viên tình báo Mỹ không cung cấp những thông tin này cho công chúng. Và khi được hỏi liệu Snowden có dính líu gì đến vụ tấn công ở Paris hay không thì Phó Chủ tịch cơ quan tình báo Mỹ, nghị sỹ Dianne Feinstein, đã từ chối trả lời.

Năm 2014, công ty bảo mật mạng Recorded Future đã xuất bản một nghiên cứu nói rằng Al-Qaeda đang cải tiến các công cụ bảo mật của chúng sau khi Snowden tiết lộ tài liệu, nhưng những nghiên cứu khác lại nghi ngờ khẳng định này.

Năm ngoái, có một nghiên cứu khác của công ty bảo mật Flashpoint, cho rằng không có chứng cứ nào cho thấy những kẻ tấn công mạng thay đổi các hành vi về bảo mật bởi vì Snowden. Cụ thể, theo Flashpoint, nhóm Al-Qaeda đã sử dụng chương trình mã hóa của chúng từ năm 2007 đến nay, không thay đổi gì.

Còn theo cựu tình báo Derek Harvey, người chuyên điều tra các mạng khủng bố ở Iraq và Afghanistan, cho rằng những tiết lộ của Snowden lại có giá trị đối với Nga và Trung Quốc hơn nhiều so với các nhóm khủng bố như IS.

Trong khi Snowden còn ở Hồng Kông, anh đã cung cấp cho tờ Morning Post của Hàn Quốc các địa chỉ IP ở Trung Quốc mà NSA nhắm tới. Điều này chỉ có giá trị với Trung Quốc, và rõ ràng là chúng không hề có chút giá trị nào đối với IS.

Trong khi chưa có chứng cứ thuyết phục nào liên hệ giữa Snowden và IS thì những dữ liệu mà Snowden tiết lộ lại là cái cớ quan trọng trong việc tạo ra hố ngăn cách giữa chính phủ Mỹ và các công ty Internet tại Mỹ.

Những công ty này đã tăng cường chuẩn mã hóa trong nhiều sản phẩm của họ từ khi Snowden tiết lộ hồi năm 2013. Xu hướng này thực chất đã xuất hiện trước vụ việc của Snowden, như FaceTime và iMessage của Apple đã được mã hoá từ năm 2011, và kể từ đó thì xu hướng này tiếp tục tăng mạnh.

Mối quan hệ giữa thung lũng Silicon và chính phủ Mỹ thời hậu Snowden rất khác so với quãng thời gian ngay sau vụ khủng bố kinh hoàng 11/9. Snowden tiết lộ NSA đã lấy cắp nội dung tin nhắn của các ứng dụng phổ biến như Yahoo và Skype.

Ngay sau đó, nhiều công ty công nghệ bắt đầu bảo vệ người dùng của họ tránh khỏi cặp mắt tò mò của chính phủ Mỹ. Đến nay, cả Apple và Google nói rằng họ sẽ đưa ra các chuẩn bảo mật mặc định cho thiết bị di động của mình. CEO của Google là Eric Schmidt hồi tháng 11/2013 từng chia se rằng giải pháp để tránh sự giám sát của chính phủ Mỹ là "mã hóa mọi thứ".

Điều này đã khiến FBI và các tổ chức tình báo Mỹ lo lắng. Nhưng mới tháng vừa rồi, cá công ty công nghệ có vẻ như thắng thế trong cuộc tranh luận này. FBI đã buộc thôi yêu cầu phải cài phần mềm backdoor vào các công cụ tin nhắn có áp dụng thuật toán mã hóa.

Sau đó là đến vụ tấn công Paris. Các quan chức Mỹ cho rằng các công ty công nghệ Mỹ không phản ứng tích cực, đúng đắn với những nỗ lực của chính phủ và quốc hội nước này, khiến họ buộc phải đưa ra luật để có thể truy cập vào ứng dụng của các doanh nghiệp. Như một quan chức Mỹ nói rằng: "Chúng tôi không có trách nhiệm bán sản phẩm của họ. Nhưng chúng tôi có trách nhiệm giữ cho nước Mỹ an toàn. Nếu điều này có nghĩa là nhiều doanh nghiệp phải thay đổi mô hình kinh doanh thì họ buộc phải vậy thôi."

Nhưng có một điều khôi hài khác là hồi năm 2010 và 2011, chính phủ Mỹ lại ủng hộ chuẩn mã hóa .

Thậm chí, chính phủ Mỹ từng đưa ra các chương trình để thúc đẩy công nghệ mã hóa dễ sử dụng hơn. Trong một số trường hợp này, vài sản phẩm hiện thời đã tạo ra những khoảng tối trên web khiến FBI lo lắng, như các chương trình hỗ trợ Open Whisper Systems hiện đang được dùng trong WhatsApp dành cho Android.

Nguồn tin: www.pcworld.com.vn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 131
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 130
 
  •   Hôm nay 12,191
  •   Tháng hiện tại 799,707
  •   Tổng lượt truy cập 130,383,476