Hacker Cup và giấc mơ giải thưởng lập trình

Thứ sáu - 27/11/2015 16:26
Hacker Cup và giấc mơ giải thưởng lập trình Hacker Cup và giấc mơ giải thưởng lập trình

Thi cử để có bằng cấp, việc làm là chuyện thường, nhưng kiếm tiền bằng thi cử lại là chuyện khác. Trên thế giới chỉ có được vài người như thế.

  • Olympic Tin học sinh viên lần thứ 18 và Kỳ thi Lập trình sinh viên ACM/ICPC
  • Thi lập trình trực tuyến
  • Hacker mũ trắng trình diễn tấn công và phòng thủ
  • Việt Nam tham gia diễn tập quốc tế về an toàn thông tin mạng
  • TP.HCM diễn tập bảo vệ hệ thống thông tin

Ở tuổi 21, Gennady Vladimirovich Korotkevich đã là một tượng đài. Trên mạng, cậu nổi tiếng là nhà lập trình nhanh nhất thế giới hiện nay. Cậu thi thố với những nhà lập trình khác để giải các bài toán hóc búa, và cậu rất giỏi về chuyện này, thậm chí quá giỏi. Vladimir Novakovski từng là nhà lập trình nhanh, theo dõi những cuộc thi lập trình đo thời gian, cho biết: “Có lẽ Gennady là người duy nhất kiếm sống qua các cuộc thi lập trình nhanh vì cậu giành hầu hết tất cả giải thưởng trong các cuộc thi. Chúng ta chưa từng thấy ai như vậy”. 

Hacker Cup và giấc mơ giải thưởng lập trình 1

Bằng kỹ năng của mình, Korotkevich có thể được trả lương rất cao nếu cậu vào làm cho bất kỳ công ty nào ở Thung lũng Silicon . Nhưng nhà lập trình người Belarus này vẫn chưa sẵn sàng để trở thành nhà lập trình chuyên nghiệp. Mùa thu này, cậu sẽ quay lại đại học Saint Petersburg, học tiếp ngành Công nghệ, Cơ khí và Quang học để chuẩn bị hành trang cho sự nghiệp sau này.

Có thể bạn chưa biết, trên thế giới có những cuộc thi về sửa lỗi code tính thời gian, nhưng cộng đồng chưa có nhiều người chú ý đến. Đây là một dạng thi dành cho những tài năng cá nhân bẩm sinh và làm việc nhóm. Năm 2015, môn thi được xem như một môn thể thao chỉ dành cho thí sinh từ 18 tuổi trở xuống đã khiến hàng ngàn công ty công nghệ dõi mắt theo để săn lùng nhân tài về sau.

Hacker Cup của Facebook là một trong những sự kiện giải code hàng năm, được Facebook tổ chức hồi đầu năm nay - 2015, trong đó thí sinh tham gia trực tuyến phải giải các vấn đề về mã nguồn. Những thí sinh đầu bảng nhận được giấy mời đến trụ sở của Facebook để thi vòng chung kết. Không gì ngạc nhiên khi những thí sinh đầu bảng thường trẻ, có đầu óc khoa học, đến từ các quốc gia như Nga, Đông Âu và châu Á, là những người xem Hacker Cup như là cách rất tốt để có được một chuyến đi đến Thung lũng Silicon và có thể được nhận vào làm việc về sau.

Hacker Cup và giấc mơ giải thưởng lập trình 2
Gennady Korotkevich

Vòng chung kết Hacker Cup diễn ra trong một gian phòng, có 4 dãy bàn có ngăn ô. Hầu hết thí sinh ngồi ở ô của mình đều giống như nhau, trước mặt là một màn hình máy tính kết nối với laptop, trên bàn là sổ ghi chép và bút.

 Hacker Cup cũng giống như các kỳ thi lập trình khác: có 5 câu đố mà thí sinh phải hoàn thành trong vòng 3 giờ đồng hồ. Chương trình phải hiệu quả nhất có thể. Những câu hỏi thường là: đâu là đường đi ngắn nhất giữa 2 thành phố; hoặc làm thế nào để xếp một tầng theo mẫu cố định nào đó. Câu hỏi thường xoay quanh các cấu trúc thuật toán hoặc toán học phổ biến, nhưng theo góc nhìn khác. Nhưng thí sinh xuất sắc phải chỉ ra được cách tính logic một cách nhanh nhất và sau đó chuyển suy nghĩ ấy thành mã nguồn.

Khi thí sinh ổn định chỗ ngồi, giám thị Facebook tiến lên phía trước gian phòng, nắm lấy micro, nhanh chóng đọc qua luật thi và bắt đầu đếm: “Ba, hai, một”.

Hacker Cup và giấc mơ giải thưởng lập trình 3

Cuộc thi chung kết viết mã Hacker Cup rõ ràng không náo động như những môn thể thao khác. Thậm chí, nó cũng không cùng cấp với những môn thể thao trí tuệ như cờ vua, cờ tướng hay Pokemon, đơn giản vì tại đây, bạn không thấy một chuyển động đáng chú ý nào. Toàn bộ căn phòng đều im phăng phắc ngay sau khi giám thị đếm. Chừng 5 phút sau, thí sinh bắt đầu trên mảnh giấy của mình và tiếp sau đó mới đụng đến bàn phím.

Đối thủ của Korotkevich xem cậu như một thiên tài. Cậu đã tham gia những kỳ thi như vậy từ rất sớm và cậu đã giải nhiều vấn đề khác nhau. Cậu bắt đầu khiến mọi người để ý từ lúc mới 8 tuổi, lúc ấy cậu về nhì trong cuộc thi viết mã của Belarus. Thậm chí, kết quả đầu tiên mà cậu đạt được đủ ấn tượng để một trường đại học công nghệ hàng đầu sẵn lòng nhận cậu vào học mà không cần qua thi tuyển. Ở tuổi 12, cậu đứng thứ 20 trong kỳ thi Olympic tin học quốc tế, là kỳ thi danh giá nhất trong khối các trường trung học. Kể từ đó, cậu lập ra một kỷ lục mới là thắng kỳ thi này đến 3 lần.

14 phút trôi qua tại cuộc thi Hacker Cup, bầu không khí im lặng hệt như trong thư viện lần đầu tiên bị phá vỡ khi có một thí sinh gọi giám thị. 19 phút 33 giây, Mitrichev nộp đáp án đầu tiên. Ai cũng biết điều này vì tên của Mitrichev hiện lên trên bảng điện tử gắn phía trước gian phòng cùng với số đáp án mà cậu giải được và thời gian giải được. Tuy nhiên, bảng này chưa nói lên được điều gì ngoài những số liệu trên bởi chưa biết thí sinh giải bài toán như thế nào. Ban tổ chức mới là người đưa ra kết quả cuối cùng. Ở phút 24, một thí sinh khác nộp đáp án. Korotkevich nộp thứ 3 sau đó khoảng 1 phút.

Hacker Cup và giấc mơ giải thưởng lập trình 4
Các thí sinh đoạt giải Facebook Hacker Cup 2015

Trong hầu hết cuộc thi, Mitrichev thường nộp bài đầu tiên. Nhưng Jakub Pachock (Ba Lan) là người đầu tiên giải được 3 bài toán và lên nhất bảng. Korotkevich đứng thứ 2 còn Mitrichev đứng thứ 4. Khi cuộc thi trôi qua được 30 phút, có một thí sinh Nhật Bản nhận ra mình bị sai và bày tỏ sự bực tức khi đập tay xuống bàn. Năm phút sau, Korotkevich nhảy lên đầu bảng khi là người đầu tiên giải được 4 bài toán.

Cuộc thi kết thúc, đội ngũ Facebook tiến hành xử lý kết quả và cho điểm. Cuối cùng, Korotkevich giải bài toán thứ 2 bị sai nhưng vẫn giành được phần thắng bởi vì cậu giải nhanh và chính xác 3 bài toán còn lại. Mitrichev hầu như dẫn đầu về thời gian nhưng kết quả cuối cùng lại đứng thứ 4. Korotkevich nhận được giải thưởng 10.000 USD, lúc đó cậu mới bỏ mũ trùm đầu ra và đứng lên bục nâng chiếc cúp Hacker Cup lên cao.

Hầu hết cha mẹ đều khuyến khích và mong muốn con cái mình đi theo hướng lập trình bởi có thể tìm được công việc với mức lương hấp dẫn. Dù vậy, trong thế giới công nghệ, việc lập trình vẫn còn đứng phía sau. Google và Facebook chỉ là 2 công ty lớn ở Mỹ tài trợ và tổ chức những kỳ thi như vậy, và những kỳ thi này được xem là chỉ dành riêng cho học sinh chuyên. Wall Street đi bước xa hơn khi khuyến khích những nhà phát triển ứng dụng kỳ cựu làm huấn luyện viên, đào tạo cho thí sinh tại Mỹ.

Hacker Cup và giấc mơ giải thưởng lập trình 5

Cuộc thi danh giá nhất trong lập trình dành cho học sinh trung học là International Olympiad in Informatics (IOI). Korotkevich là một trong vài người ít ỏi có thể đạt được một điểm số hoàn hảo trong kỳ thi kéo dài đến 5 giờ đồng hồ này. Cậu là một trong những thí sinh đầu bảng trong giai đoạn 2006 - 2012. Còn đối với sinh viên đại học, cuộc thi tương đương IOI là ACM International Collegiate Programming Contest (ICPC), được tổ chức lần đầu vào cuối những năm 1970 với hầu hết thí sinh là người Mỹ. Đại học của Korotkevich đã thắng giải ICPC năm 2015, đứng thứ 2 là đại học Moscow (Nga) và thứ 3 là đại học Tokyo. Đại học California (Mỹ) chỉ đứng thứ 6, còn đại học MIT đứng thứ 10. Trong lịch sử, các trường đại học Mỹ đoạt giải nhiều nhất với 17 lần, nhưng kể từ năm 1997, đa phần đại học đến từ Nga và Trung Quốc giành phần thắng.

PC WORLD VN, 11/2015
 

Nguồn tin: www.pcworld.com.vn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 168
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 166
 
  •   Hôm nay 12,975
  •   Tháng hiện tại 800,491
  •   Tổng lượt truy cập 130,384,260