Không lùi thời điểm tắt sóng TV analog tại Hà Nội

Thứ năm - 22/01/2015 10:59
Không lùi thời điểm tắt sóng TV analog tại Hà Nội Không lùi thời điểm tắt sóng TV analog tại Hà Nội

Mặc dù Sở TT&TT Hà Nội tiếp tục kiến nghị được lùi thời điểm tắt sóng analog hoàn toàn muộn hơn một năm (sang 2016), Ban chỉ đạo Đề án Số hóa Truyền hình khẳng định sẽ "không bàn lùi" và quyết tâm triển khai theo đúng Lộ trình đã được nêu ra trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Không lùi thời điểm tắt sóng TV analog tại Hà Nội 1
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Tại phiên họp lần 7 của Ban chỉ đạo Số hóa Truyền hình sángnay, 21/1, bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cho biết, Hà Nội đề nghịđược lùi thời điểm chuyển đổi hoàn toàn việc phát sóng từ analog sang số hóasang ngày 31/12/2016. Trước đó, Hà Nội cũ (không bao gồm Hà Tây) cùng 4 thànhphố trực thuộc Trung ương khác được xếp vào nhóm 1, với mục tiêu phải tắt sónganalog hoàn toàn trước ngày 31/12/2015.

Theo bà Phan Lan Tú, có hai lý do chính đằng sau đề xuất củaHà Nội, đó là cần đảm bảo sự bình đẳng giữa Hà Nội 1 và Hà Nội 2. "Với 7,2triệu dân có đăng ký tạm trú, thường trú và 3 triệu dân vãng lai, việc chuyển đổiđồng loạt của Hà Nội không đơn giản", bà Tú giải thích. Bên cạnh đó, doĐài Truyền hình Hà Nội đang phát sóng phục vụ khoảng 20 triệu người xem, nếuHTV tắt sóng theo đúng lộ trình của Hà Nội 1 thì 10 triệu dân ở các khu vực lâncận sẽ không xem được tín hiệu nữa và "đó sẽ là một vấn đề".

Chọn phương án nào?

Hiện tại, đang có 2 phương án tắt sóng được Bộ TT&TT vàVTV phối hợp nghiên cứu, trong đó, phương án 1 sẽ ngừng phát sóng analog tại 5Thành phố lớn, phát bù sóng analog cho các địa bàn lân cận chịu ảnh hưởng và hỗtrợ đầu thu set-top box (STB) theo địa giới hành chính.

Theo phương án này thì 5 Thành phố Hà Nội, Hải Phòng,TP.HCM, Cần Thơ và Đà Nẵng sẽ ngừng phát sóng tất cả các kênh truyền hìnhanalog tại địa phương mình trước ngày 31/12/2015, song các đài tryền hình trungương sẽ phải thiết lập trạm bù sóng để tiếp tục phủ sóng analog cho khu vực lâncận chịu ảnh hưởng. Ưu điểm của phương án này là phù hợp với kế hoạch đề ratrong Quyết định số 2451 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng mặt trái là sẽ phải đầutư tới 200 tỷ đồng cho các trạm phát bù và cần thêm 20 tỷ đồng để vận hành cho1 năm. Vấn đề đặt ra là sau khi các Thành phố tắt sóng hoàn toàn thì phải xử lýnhững trạm bù sóng này như thế nào và nguy cơ lãng phí là rất cao.

Trong khi đó, theo phương án 2 thì sẽ ngừng phát sóng analogtại 5 Thành phố lớn và hỗ trợ STB theo vùng phủ sóng. Cụ thể, các hộ dân thuộcdiện hỗ trợ ở khu vực lân cận, chịu ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng analog của5 thành phố lớn Nhóm 1 sẽ được hỗ trợ STB sớm hơn so với dự kiến trước đây. Nóicách khác, sẽ có một phần địa bàn của các tỉnh nhóm II phải thực hiện chuyển đổitừ thu analog sang thu tín hiệu số cùng với các thành phố nhóm I.

Tính toán cho thấy, tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc diệnhỗ trợ lần lượt là 212.000 và 233.000 hộ. Chi phí hỗ trợ STB cho giai đoạn 1khoảng từ 260-280 tỷ đồng (với mức hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo có đốitượng chính sách và hộ cận nghèo là 100%, 100% và 80%).

Ưu điểm của phương án 2 là không phải đầu tư thêm hệ thốngcác đài phát bù và thực hiện được việc tắt sóng analog ở 5 TP lớn theo đúng lộtrình đã vạch ra. Mặt khác, thị trường STB sẽ được đẩy mạnh hơn, thúc đẩy doanhnghiệp trong nước tham gia thị trường đầu thu để phục vụ nhu cầu phát sinh độtbiến. Nhược điểm của phương án này là việc tính toán vùng hỗ trợ sẽ phải chi tiếtvà phức tạp hơn phương án 1.

Lùi bây giờ là chưa hợp lý!

Trước đề nghị của Hà Nội, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biếthiện các ý kiến đều đang nghiên về phương án 2 vì nhiều điểm ưu việt hơn, đặcbiệt là sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ Đề án và tránh lãng phí ngân sách. Hơn nữa,Quyết định của Thủ tướng có nêu rõ, nếu chưa đủ 95% số hộ dân trên địa bàntrang bị được thiết bị thu xem DVB-T2 thì địa phương đó sẽ vẫn duy trì phátsóng analog. "Nếu sát đến thời hạn tắt sóng mà Hà Nội chưa sẵn sàng hoặcchưa đạt đủ số hộ mục tiêu thì mới xem xét lùi. Giờ còn một năm để triển khaimà đã xin hoãn thì không hợp lý", Thứ trưởng phân tích.

Đồng quan điểm, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chỉ đạo các địaphương trong nhóm 1 cần thực hiện đúng lộ trình đã vạch ra, bởi 2015 là năm đầutiên triển khai Đề án, kết quả đạt được sẽ rất quan trọng để làm tiền đề cho nhữngnăm tiếp theo. Trong quá trình xây dựng lộ trình, việc một số địa phương có nhữngbăn khoăn nhất định là không tránh khỏi, Bộ trưởng chia sẻ. Bản thân Bộ cũng vìnhững băn khoăn này mà đã phải xin ý kiến đóng góp của các Bộ ngành liên quan.Tuy nhiên, khi lộ trình đã đưa ra thì Hà Nội 1 nên cố gắng triển khai, nhất làkhi Hà Nội đang hội đủ nhiều điều kiện thuận lợi như kinh phí có đủ, tuyên truyềnlàm tốt, số hộ nghèo ít, lại được doanh nghiệp hỗ trợ đầu thu.... "Khâukhó nhất là cấp đầu thu cho hộ nghèo thì Hà Nội đã không phải lo rồi. Do vậy,Hà Nội nên dứt điểm theo nhóm 1 và cố gắng để Hà Nội 2 đẩy nhanh theo Hà Nội 1chứ không nên kéo lùi tiến độ Hà Nội 1 xuống theo nhóm 2", Bộ trưởng kếtluận.

Đáng chú ý, một thành phố khác trong nhóm 1 là Cần Thơ cũngđã xác nhận sẽ tắt sóng analog đúng thời hạn 31/12/2015, dù trước đó, cũng giốngnhư Hà Nội, Thành phố này đã đề xuất được phát sóng song song analog và số hóađến hết 31/12/2016.

Theo VietNamNet

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 306
  •   Máy chủ tìm kiếm 101
  •   Khách viếng thăm 205
 
  •   Hôm nay 33,694
  •   Tháng hiện tại 833,529
  •   Tổng lượt truy cập 128,451,768