Học tập là chìa khóa giúp tôi thành công nơi xứ người

Thứ hai - 19/01/2015 09:13

Biết tạm thời quên mình là ai thì bạn sẽ học được nhiều hơn là thất vọng và ganh tỵ với người khác. 

Chủ đề xoay quanh cuộc sống mưu sinh ở nước ngoài luôn là đề tài nóng bỏng. Tôi xin chia sẻ một vài tâm sự nhỏ để giúp những thực sự muốn và dự tính định cư ở Australia hay Mỹ. Tôi cũng bình thường như bao phụ nữ khác, lớn lên trong một gia đình viên chức giản dị. Bằng sự nỗ lực hết sức, bốn chị em tôi tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định, tôi theo chồng định cư ở Tây Úc. Nghe nói đi nước ngoài là một thiên đường của bao nhiêu người muốn tìm cơ hội đổi đời, tôi cũng dự tính một giai đoạn đầu sẽ rất khó khăn cho mình nên học trước những gì tôi thích như nấu ăn, làm bánh vì muốn tự tay làm bánh sinh nhật cho các thành viên.

Bước sang Australia vào mùa thu cách đây 10 năm, sau ba tháng không thể ở nhà vì cảm thấy bị trói chân và buồn tẻ, tôi kiếm việc làm. Việc làm đầu tiên cách nhà 40 phút lái xe, tôi phải thức dậy từ 5h sáng để chuẩn bị và vào chỗ làm lúc 6h. Tôi làm cho một bakery người Việt, công việc không có gì khó nếu tôi thao tác bỏ bánh mì vào bao thật nhanh và đứng làm việc suốt chứ không được ngồi. Tôi làm được 6 tháng với sự kiên nhẫn của một cô giáo từng dạy Anh văn ở Việt Nam và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Tôi thấm câu "vạn sự khởi đầu nan", buồn vì nhớ nhà, nhớ người thân; tủi vì bị chủ nói mình không ra gì. May mà chồng luôn động viên.

Sau việc làm ở bakery tôi xin được vào làm cho Deli gần nhà qua một sự tình cờ gặp người bạn ca đoàn ở nhà thờ hay đi hát lễ mỗi sáng chủ nhật. Tôi cũng muốn hội nhập với cuộc sống mới nhanh hơn nhưng luôn xoay sở và vật lộn với chính mình và việc làm ở Australia. Các bạn đâu biết khi đang rất cần việc làm thì sẽ không chú ý đến mức lương. Tôi siêng năng học hỏi sự hướng dẫn của chủ và làm công việc này trong 5 năm.

Công việc của tôi được tính theo từng sản phẩm làm ra theo từng phút. Tôi phải rửa bát, quét dọn, làm bánh pie, sausage rolls, spring rolls theo kiểu fastfood ở Australia. Có hôm tôi phải nướng 30 con gà trong hai tiếng rồi cất vào store room. Gà phải được rửa sạch trước khi stuff vào nhân và ngũ vị. Tôi thích học nhiều bí quyết trong nghề nấu nên quan tâm nhiều hơn vào việc làm bán thời gian này. Tôi học nghề rất nhanh và chấp nhận việc mới rất tốt. Khi có kết quả tốt trong việc học cũng là lúc tôi kiếm việc tiếp. Lúc đó tôi đang học bằng sau đại học sau khi học hết các khóa tiếng Anh yêu cầu cho người di dân.

Được nghỉ hè hai tháng như bao sinh viên khác tôi xin đi giữ em cho một gia đình gần nơi đang sinh sống. Tôi chơi với trẻ em và can thiệp nếu thấy chúng có thể té ngã. Tôi cũng làm qua việc này được vài tháng vì vào cuối tuần hay những lúc bố mẹ, các em có việc bận cần ra ngoài gấp, rồi lại cảm thấy muốn học thêm nghề khác. Giờ tôi nghe được tiếng Anh vì sống ở đây ba năm rồi còn gì. Tôi không dám ăn vì quá mệt và buồn ngủ, chồng bắt uống sữa trước khi đi ngủ bởi sợ tôi bị mất sức. Giấc mơ đeo đuổi việc học đến khi tôi cầm được cơ hội đi dạy Anh văn cho người di dân mới sang vẫn luôn ấp ủ trong lòng. Động lực học ở đời đã dạy tôi không được bỏ cuộc với sự nghiệp học hành.

Ý chí tự lập đã tạo cho tôi một cách nhìn vào con người ở Australia, đó là sự ngưỡng mộ. Vì tất cả những người Australia tôi làm việc chung hoặc học chung đều kể cho tôi kinh nghiệm sống của họ. Họ cũng từ khó khăn đi lên, không có thời gian đi học sau giờ làm vì phải chăm lo con cái và giúp đỡ bài vở cho con cái, cũng có một số thích tụ tập, party nhưng không đáng kể. Không phải tất cả người không may mắn được đi học là không có khả năng hay lười biếng, nhưng muốn được thành công ở xã hội Australia bạn và tôi đều phải giống nhau là cùng đi trên con đường đầy gai chông này.

Biết tạm thời quên mình là ai thì bạn sẽ học được nhiều hơn là thất vọng và ganh tỵ với người khác. Tôi không lấy vật chất là thước đo cho sự thành công mà lấy ý chí kiên định và đam mê đeo đuổi những gì mình thích. Dù biết ngày mai còn ở phía trước nhưng tôi luôn mỉm cười vì đã và đang học ở xứ người nền văn minh về cách ứng xử và quyền được người khác tôn trọng. Sự học luôn là chìa khoá giúp tôi thành công và tôi tin các bạn cũng vậy. Cố gắng lên nhé và không được bỏ cuộc. Tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh cho các bạn qua địa chỉ email: ppham1509@gmail.com. Mến chào.

Phượng

Nguồn tin: vnexpress


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 131
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 130
 
  •   Hôm nay 4,344
  •   Tháng hiện tại 898,022
  •   Tổng lượt truy cập 128,516,261