Mùa nắng nóng, phòng bệnh cho trẻ như thế nào?

Thứ tư - 27/05/2015 12:45
Mùa nắng nóng, phòng bệnh cho trẻ như thế nào? Mùa nắng nóng, phòng bệnh cho trẻ như thế nào?

Mùa này, thường khoảng 60% trẻ bị viêm phế quản (viêm hô hấp trên, hô hấp dưới), sốt cao co giật do siêu vi, sốt phát ban, tiêu chảy. Nguy hiểm nhất là bệnh viêm màng não. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng xen kẽ mưa làm tăng mật độ muỗi, dễ gây bệnh sốt xuất huyết.

Xung quanh vấn đề này, BS Trần Hữu Nhơn - trưởng khoa nội tổng hợp 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2 - cho biết:

Mùa nắng nóng, phòng bệnh cho trẻ như thế nào? 1

BS Trần Hữu Nhơn

- Mùa này, thường khoảng 60% trẻ bị viêm phế quản (viêm hô hấp trên, hô hấp dưới), sốt cao co giật do siêu vi, sốt phát ban, tiêu chảy. Nguy hiểm nhất là bệnh viêm màng não. Đặc biệt, trong mùa nắng nóng xen kẽ mưa làm tăng mật độ muỗi, dễ gây bệnh sốt xuất huyết.

* Cha mẹ phải làm như thế nào khi sức khỏe trẻ có dấu hiệu khác thường?

- Phụ huynh phải theo dõi và can thiệp kịp thời khi trẻ sốt đột ngột, co giật. Nhiều trường hợp chỉ sốt 380C đã bị co giật. Trước lúc đưa đến bệnh viện, các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh cắt cơn co giật bằng cách lau mát bằng nước ấm. Nước ấm này thấp hơn nhiệt độ cơ thể 20C (ví dụ sốt 380C thì lau nước 360C, không nên lau bằng nước đá). Tuyệt đối không nặn chanh vào miệng trẻ đang co giật, hạt chanh có thể vào đường thở, rất nguy hiểm làm trẻ lộn đường thở.

Ngoài ra, khi trẻ có triệu chứng ho khan không nên coi thường mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị. Nếu để lâu có thể gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi.

Trường hợp trẻ bị sốt phát ban với biểu hiện sốt, ho, ban đỏ trên da, cha mẹ nên tránh những thức ăn gây dị ứng ngoài da như cá biển, cua, ốc, thịt bò... Việc vệ sinh thân thể nên vào buổi trưa, lau nhanh bằng nước ấm. Khi trẻ bị tiêu chảy nên bù dịch bằng cách cho trẻ uống nước biển khô hoặc truyền dịch muối đường.

Nặng nhất trong mùa này là viêm màng não, nhiễm huyết não mô cầu. Dấu hiệu lâm sàng: sốt, rã rượi, nhức đầu, cổ gượng, thóp phồng (ở trẻ nhỏ), co giật lơ mơ, có dấu thần kinh định vị. Cần được chẩn đoán sớm để tránh những tổn thương não bộ. Cách phòng ngừa: tiêm chủng cho trẻ, tránh tiếp xúc với trẻ bị viêm màng não, sinh hoạt - ăn uống hợp vệ sinh.

Lưu ý trong mùa nắng vẫn có bệnh sốt xuất huyết, cần diệt lăng quăng, vệ sinh môi trường sống. Khi thấy trẻ đến ngày thứ ba vẫn sốt, tay có chấm xuất huyết dưới da thì phụ huynh phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay. Chú ý cho con uống nước nhiều trong khi sốt.

* Mùa nắng nóng, phụ huynh nên phòng bệnh cho trẻ ra sao?

- Cha mẹ có thể cho con nằm phòng máy lạnh nhưng chú ý để khoảng 26-270C, không cho trẻ nằm ngay nguồn thổi ra. Riêng quạt thì để nhẹ và không nên quạt thẳng vào người trẻ.

YẾN TRINH thực hiện

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 287
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 284
 
  •   Hôm nay 6,996
  •   Tháng hiện tại 619,766
  •   Tổng lượt truy cập 130,203,535