“Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai?”

Chủ nhật - 15/03/2015 08:34
“Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai?” “Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai?”

Dân trí Việc kỷ luật nhóm học sinh đánh bạn ở Trà Vinh đang được nhiều người quan tâm, trong đó biện pháp đuổi học đang được đặt ra. Chuyên gia xã hội học Phạm Thị Thúy (ĐH Hành chính TPHCM) cho rằng nếu đuổi học các em thì không xứng đáng làm giáo dục. Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai? Các em sẽ trở thành người như thế nào trong xã hội?

Hệquả của môi trường bạo lực

Bàcó thể chia sẻ góc nhìn mình về clip nữ sinh bị bạn đánh hội đồng ở Trà Vinh?

Tôi thật sự tổn thương. Tôi nhớ đến trăn trở của một ngườithầy dạy học lâu năm từng thốt lên rằng không lý giải nổi về những vụ việc đaulòng trong học sinh, sinh viên hiện nay.

“Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai?” 1
ThSxã hội Phạm Thị Thúy cho rằng hành vi bạo lực của các em là hệ quả của môi trường thiếu tình yêu thương.

Clip này gợi ra rất nhiều vấn đề đáng chú ý là vềgiá trị, tình bạn, kỹ năng tự bảo vệ của các em học sinh (HS). Thầy cô không nắmđược tâm tư của trò và theo thôi, sự việc nguy hiểm là sự việc đã cố tình bị giấuđi, làm “chìm xuống” cho đến ngày hôm nay.

Việc đánh bạn của các em HS ở đây có tổ chức, quy môchứ không phải trong trạng thái tức giận, bột phát. Các em bố trí, tổ chức đánhbạn, đánh theo kiểu không để nạn nhân thoát.

Việc bạo lực học đường lâu nay diễn ra nhiều, mức độrất ghê gớm. Phải nói rằng đây đã là một tình trạng phổ biến ở nhiều nơi, đángbáo động vô cùng khi không còn là hiện tượng nhỏ lẻ của địa phương nào nữa. Contôi học lớp 6 về nói rằng, bây giờ HS… đánh nhau là bình thường.

Dưluận rất phẫn nộ khi mới học lớp 7, các em sớm thể hiện hành vi bạo lực rất dãman với chính bạn học của mình. Ở góc độ một nhà xã hội học, chuyên gia tâm lý,bà nhìn nhận hành vi này như thế nào?

Đúng, các em sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi củamình. Tuy nhiên, khi kết tội một đứa trẻ, chúng ta cần phải tìm hiểu đâu là gốccủa vấn đề.

Việc các em hung hăng đánh bạn chúng ta nhìn thấy chỉlà bề nổi của hệ quả tồn tại lâu nay. Mà các em chính là nạn nhân khi sốngtrong sống trong môi trường bạo lực.

Cha mẹ hiện nay rất bận rộn, mức độ hiểu con cực kỳlỏng lẻo, không chia sẻ được với con cái. Ngay mối quan hệ mẹ con, cha con đã khôngnhiều tình cảm, đứa trẻ thiếu tình thương trầm trọng ngay trong gia đình.

Khi đến trường suốt ngày học hành nhồi nhét, áp đặt,thi cử, kiểm tra triền miên. Đến trường thầy cô la mắng HS là nhiều và có cả nhữngngười đánh học trò nữa. Sự thư giãn, vui vẻ, vui chơi tập thể trong môi trườnghọc đường không có.

Nguyên tắc cơ bản nhất của ứng xử là khen cần khennơi đông người, chê nơi riêng tư thì giáo dục chúng ta toàn làm ngược lại. Lâunay, giờ chào cờ là lôi những điểm chưa được của HS ra nói, em nào vi phạm thìbị gọi tên, đứng dưới cột cờ để trừng phạt, bêu rếu… Trong khi lễ chào cờ, sinhhoạt cần khen ngợi, động viên, khích lệ HS.

Người lớn giáo dục đạo đức, giá trị sống, hành vicho các em ở đâu? Các em sống trong môi trường thiếutình yêu thương thì các em rất khó để có lòng yêu thương, lòng nhân ái, tình bạnbạn bè.

Tôi chỉ mới nói góc độ gia đình, nhà trường, cònngoài xã hội còn kinh khủng không kém. Chỉ cần chiếc điện thoại các em các nhìnthấy hết mọi tiêu cực của xã hội. Người này người kia tham nhũng, giáo sư tiếnsĩ đi chép bài, đạo văn… nhiều vô kể.

Tôi lấy ví dụ thế này để mọi người dễ hình dung. Mộtđứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ quát mắng, đánh đập sẽ có xu hướng quát mắng vàđánh đập em hay những người yếu hơn mình khi chúng không quát lại nổi bố mẹ.

Xã hội hóa trong xã hội học là quá trình con ngườitương tác với người khác rồi bị ảnh hưởng và học hỏi. Khi tiếp xúc với người tốt,điều tốt sẽ học học cái tốt nhưng tiếp xúc với điều xấu cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Phạtsao cho xứng đáng làm giáo dục

Mộttrong những biện pháp kỷ luật nhóm HS đánh bạn được đặt ra áp dụng hình thứckỷ nặng nhất theo thông tư của Bộ GD-ĐT là buộc thôi học một năm. Bà có cho rằngđây là hình thức phù hợp?

Thông tư của Bộ GD-ĐT về kỷ luật, khen thưởng họctrò đã không còn phù hợp. Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai? Độ tuổiđó ở nhà các em sẽ lêu lổng, chơi game, yêu đương sớm rồi lại bạo lực. Các em sẽtrở thành người như thế nào trong xã hội?

“Đuổi học các em rồi những đứa trẻ đó sẽ là ai?” 2
Dưluận đang rất phẫn nộ trước hành vi đánh bạn hội đồng nhưng việc kỷ luật cần mang tính giáo dục.

Nếu dùng hình phạt đẩy học trò ra khỏi nhà trườngthì tôi phải nói rằng không còn xứng đáng làm giáo dục và đừng nên làm giáo dụcnữa.

Khi chúng ta đuổi học để trừng phạt các em nhỏ cũngy chang như việc cả nhóm bạn lao vào đánh bạn không cho một lối thoát nào. Trừngphạt như vậy cũng là bạo lực, tính chất, mục tiêu giáo dục không có.

Lâu nay, giáo dục chúng ta đã rất thiếu bao dung,chia sẻ với trẻ. Vậy ngay từ sự việc này, người lớn hãy thể hiện sự nhân văn,bao dung với các em, hãy cho các em thấy điều đó đi.

Vậytheo bà, chúng có thể sử dụng hình thức kỷ luật nào trong trường hợp?

Dư luận đang rất phẫn nộ nên việc trừng phạt mạnhtay các em có thể làm thỏa lòng nhiều nhưng về lâu dài rất nguy hiểm cho chínhbản thân các em, gia đình, xã hội.

Bức xúc của dư luận không chỉ bức xúc các em màtrong họ tích tụ nhiều vấn đề về gia đình, giáo dục, những bất công trong xã hội…Cần có một nghiên cứu khoa học về trường hợp các em từng bị đuổi học bây giờnhư thế nào.

Khi đưa ra một hình phạt, nhà giáo dục phải biết mụcđích của hình phạt đó là gì. Đặc biệt đối với trẻ, hình phạt phải tạo cơ hội đểcác em nhận lỗi và sữa lỗi.

Đừng tách các em ra khỏi môi trường nhà trường. Tôinghiêng về hình thức kỷ luật cho các em tham gia việc lao động vệ sinh trường lớpmột cách nghiêm túc. Qua lao động giúp các em cảm nhận được những giá trị về sứclao động, về sự gắn kết, về tình cảm bạn bè, thầy cô.

Hoặc một hình thức nào đó tạo điều kiện để các emlàm những việc có ích cho cộng đồng, trường lớp, bạn bè. Các em cần được thầycô chấp nhận để dần dần nhận ra lỗi của mình.

Tôi vẫn hy vọng, Trà Vinh xử lý nhân văn, bao dungvà có tính giáo dục trong trường hợp này.

Và đây cũng là dịp phụ huynh, giáo viên cần phảinghiêm túc nhìn lại mình để trả lời câu hỏi trách nhiệm của chúng ta ở đâutrong việc mang đến những giá trị sống, tình yêu thương, kỹ năng sống cho trẻ. Đóchính là những người có tác động, ảnh hưởng lớn nhất đến con trẻ.

Trântrọng cảm ơn những chia sẻ thẳng thắn của bà.

HoàiNam

Mọi thông tin,ý kiếnđóng gópvề các vấn đề giáo dục,quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉemail giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!



Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 152
 
  •   Hôm nay 22,166
  •   Tháng hiện tại 134,199
  •   Tổng lượt truy cập 128,732,377