Độc đáo thờ hòn đá được đào lên bởi “trai chưa vợ, gái chưa chồng”

Chủ nhật - 15/03/2015 08:34
Độc đáo thờ hòn đá được đào lên bởi “trai chưa vợ, gái chưa chồng” Độc đáo thờ hòn đá được đào lên bởi “trai chưa vợ, gái chưa chồng”

Dân trí Hòn đá vía được đào lên bởi 9 chàng trai chưa vợ, 9 cô gái chưa chồng rồi rửa sạch để cúng thần linh và tục tế lễ theo thuyết ngũ hành “tương sinh tương khắc” là những nét độc đáo không thể thiếu trong lễ hội Mường Xia nổi tiếng của đồng bào Thái.

Lễ hộiMường Xia, một trong những lễ hội đã bị mai một hơn 70 năm. Cho đến năm 2010 lễhội này mới được đồng bào Thái khôi phục lại. Đây là lễ hội mang tính văn hoátâm linh của đồng bào các dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) nhằm tri ân với nhữngngười có công dựng Mường giữ nước đáp ứng sự mong đợi của nhân dân.

Tươngtruyền, lễ hội Mường Xia là lễ hội thờ phụng người có công với đất nước là TưMã Hai Đào. Vào khoảng thế kỷ XVII tướng quân Tư Mã Hai Đào là người được giaotrọng trách bảo vệ vùng biên giới suốt từ Nghệ An đến Sơn La ngày nay. Trong thờigian đánh giặc, trấn ải biên cương. Tư Mã Hai Đào đã cảm thấy gắn bó với mảnh đấtvùng cao biên giới có phong cảnh sơn thủy, hữu tình nên ông quyết định chọn MườngXia xây dựng thủ phủ sống đến cuối đời. Lúc Tư Mã Hai Đào qua đời, người dân đãthiên táng cho ông trên vách núi Pha Dùa.

Độc đáo thờ hòn đá được đào lên bởi “trai chưa vợ, gái chưa chồng” 1
Lễ tế thần Tư Mã Hai Đào theo thuyết ngũ hành tương sinh- tương khắc

Trong lễhội Mường Xia, người dân đặc biệt không thể bỏ qua việc đào hòn đá vía trên ngọnnúi Pha Dùa về thờ ở đền Tư Mã Hai Đào. Hòn đá vía là câu chuyện kể về Mường Chu Sàn là nơi giao hòa giữa dòng suốiXia, bắt nguồn từ nước bạn Lào, chảy vắt qua núi Lá Hoa hợp với sông Luồng tạothành ngã ba sông, với cảnh quan “sơn thủy hữu tình”. Nơi đây gắn liền với truyềnthuyết chuyện tình Pha Dùa (giữa cô gái Lá Nọi, ở Mường Mìn và chàng trai MườngChu Sàn), vì bị cha mẹ cấm đoán, cô gái đã cùng chàng trai trốn lên đỉnh núiPha Dùa cắn ngón tay ăn thề và rồi hai người đã hóa thành đá về với Mường trờiđể được mãi mãi ở bên nhau. Lúc Tư Mã Hai Đào qua đời, người dân đã thiên tángcho ông trên vách núi Pha Dùa này.

Đối vớiMường Xia, người dân vùng biên giới quan niệm rằng, khi còn ở Mường trần gian,tướng quân Tư Mã Hai Đào là người có công thu hút toàn bộ số dân bỏ Mường Xiađi nơi khác ở đều quay về xum họp tại đất Mường Xia. Bởi vậy, khi về với trờiông đã trở thành thần Mường- vị thần giữ vía chung cho cư dân của đất MườngXia.

Độc đáo thờ hòn đá được đào lên bởi “trai chưa vợ, gái chưa chồng” 2
Người Thái ở miền Tây xứ Thanh xem lễ hội Mường Xia là lễ hội lớn của dân tộc

Từ đó, mỗikhi trong Mường có con em đi xa, theo phong tục đất mường, bà con lại đem mộtcái áo của người sắp đi xa đến đền thờ xin thần mường giữ vía cho người xa nhàđược khỏe, vía vui, vía an lành để người đi xa được bình an nơi trận mạc. Và,như một điều lạ, tất cả những người xin thần mường giữ vía trước khi đi xa đềubình yên trở về. Cũng từ đó, tất cả mọi cư dân Mường Xia đều gửi vía chung vàomột nơi, đó chính là hòn đá vía của lễ hội Mường Xia.

Để tưởngnhớ công ơn của Tư Mã Hai Đào, người dân đã lập đền thờ và tôn vinh như một vịthần giữ vía cho cả Mường. Hàng năm, cứ khoảng vào tháng 2 âm lịch, người dân nơi đây lại mở hội để tri ân. Họlàm lễ cầu mong ông phù hộ cho dân bản no ấm, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinhsôi, nảy nở và vui chơi các trò chơi như ném còn, khặp, khua luống.

Trướcngày tổ chức lễ hội người dân trong vùng thường có tục phải đào hòn đá vía lêntắm rửa sạch sẽ và rước về đền để cúng thần linh. Các con dâng lễ gồm 1 contrâu trắng, 2 con bò, 1 con lợn, 3 con vịt cùng vải vóc thổ cẩm, vòng bạc, bạcnén, rượu cần... chia ra thành 13 mâm lễ để cúng các vị thần linh gồm 5 điểmcúng, mỗi điểm có một nội dung khác nhau nhưng điểm cúng chính là đền Tư Mã HaiĐào.

Độc đáo thờ hòn đá được đào lên bởi “trai chưa vợ, gái chưa chồng” 3
Độc đáo thờ hòn đá được đào lên bởi “trai chưa vợ, gái chưa chồng” 4
Những điệu múa gắn liền với chuyện tình của đôi trai gái ở ngọn núi Pha Dùa

Trongkhông gian linh thiêng của đền thờ và các điểm dâng lễ của lễ hội, dưới ánh đuốcbập bùng, mọi người dân và du khách lần lượt tham quan, dâng lễ, đồng thời nghecác lời khấn kèm theo những động tác múa quạt, loan kiếm và những động tác múauyển chuyển với các dải lụa ngũ sắc, giống như Tướng quân Tư Mã hiện cùng vớiquân sĩ đang luyện tập binh đao, tả xung hữu đột... để bảo vệ cho Mường xa bảngần có cuộc sống ấm êm hạnh phúc.

Theo cáccụ cao niên trong làng kể lại thì điều đặc biệt của Lễ hội Mường Xia là tế lễtheo thuyết ngũ hành “tương sinh, tương khắc”. Tức tế lễ ở 5 điểm khác nhau, mỗiđiểm gắn với một lễ vật, một câu chuyện kỳ bí.

Điểm thứnhất, ứng với hành kim, được tế lễ dưới chân núi Pha Dùa - nơi nàng Lá Nọi vàchàng trai Chu Sàn đã hóa đá về với Mường trời. Điểm hai, ứng với hành mộc, đượctế lễ ngay dưới gốc cây gạo cổ thụ trước đền thờ Tư Mã Hai Đào. Đây chính lànơi mà binh lính Tư Mã Hai Đào nghỉ ngơi mỗi khi luyện tập binh mã. Điểm ba, ứngvới hành Thủy - nơi giao nhau giữa suối Xia và sông Luồng. Nơi mà Tư Mã Hai Đàocho chôn cất những binh lính đã hy sinh khi chiến đấu bảo vệ biên giới, vớimong muốn linh hồn được siêu thoát, mát mẻ… Điểm thứ tư, tương ứng hành Hỏa,cúng tại thao trường nơi binh lính luyện tập võ nghệ, cúng Thần Mường, tức TưMã Hai Đào. Điểm cuối cùng mang hành Thổ, cúng tại nơi chôn hòn đá vía của cảMường.

Tại nơichôn hòn đá vía, khi hòn đá vía được đào lên phải có đủ chín chàng trai chưa vợvà 9 cô gái chưa chồng rửa đá, rồi bọc vào tấm vải đỏ rước về đền. Sau khi làmlễ xong, chín đôi nam thanh, nữ tú này lại khiêng về chôn ở vị trí cũ và lấycây xương rồng trồng xung quanh để bảo vệ hòn đá vía và chờ mùa lễ hội năm sau.

Sau phầnlễ cúng ở đền, các du khách tập trung tại khu trung tâm lễ hội trước cửa đền đểcùng tham gia các trò chơi, trò diễn mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc Thái. Mởđầu phần hội, hát múa quanh cây hoa. Cây hoa làm thành nhiều tầng, nhiều màu sắc.Trên cây hoa gắn các hình nông cụ đan bằng tre nứa và hình con chẫu chàng, concá, ve sầu... Cây hoa là biểu tượng của cây vũ trụ có nhiều tầng mong ước cho vạnvật sinh sôi nảy nở.

Ngoàicác trò chơi trò diễn, tục chơi Pha Dùa gắn với truyền thuyết chuyện tình PhaDùa đã trở thành một nét đẹp truyền thống. Trong hội, trai gái Mường Xia và cácMường khác kéo nhau về dự hội đông vui. Họ đi hội vừa là để tri ân người cócông và đây cũng là dịp để tìm hiểu nhau, cầu duyên cầu phúc.

TrongPha Dùa, từng đôi nam, nữ tay trong tay cùng nhau tâm sự bằng lời khắp tâm tìnhthủ thỉ mà nồng say như men rượu. Gặp gỡ lần đầu và ưng nhau, họ cùng ra bãi rộngtham dự hội ném còn, trao cho nhau quả còn làm tin, gửi thương gửi nhớ. Tìnhyêu nhen lên trong ngày hội mở và đã có bao lứa đôi thành vợ, thành chồng.Không chỉ có trai thanh, nữ tú tham dự lễ hội và chơi Pha Dùa, các ông già, bàlão cũng đến đây để cùng nhau ôn kỷ niệm.

Nguyễn Thùy


 

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 86
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 82
 
  •   Hôm nay 27,176
  •   Tháng hiện tại 139,209
  •   Tổng lượt truy cập 128,737,387