Đề nghị hủy bỏ đề xuất “phạt báo chí 100 triệu đồng”

Thứ năm - 05/02/2015 15:48
Đề nghị hủy bỏ đề xuất “phạt báo chí 100 triệu đồng” Đề nghị hủy bỏ đề xuất “phạt báo chí 100 triệu đồng”

Dân trí “Việc xử phạt báo chí phải để Quốc hội quyết định, không thể để các bộ ngành có công cụ để “trả đũa”, “trừng phạt” báo chí thường xuyên thông tin những vấn đề không tốt của ngành mình”.

Đó là quan điểm của luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn luật sư TP HàNội) đưa ra tại hội thảo “Chế tài hànhchính về xử lý thông tin sai sự thật trên báo chí: Ai cũng được phạt báo chí?”do Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng (MEC) - Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), tổ chức sáng ngày 5/2.

Đề nghị hủy bỏ đề xuất “phạt báo chí 100 triệu đồng” 1
MEC cho biết sẽ kiến nghị Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan hủy bỏ đề xuất xử phạt báo chí 100 triệu đồng khi thông tin sai.

Theo nghiên cứu của MEC, pháp luật về báo chí hiện hành(Luật Báo chí sửa đổi 1999 và Quy chế 03/2007 về cải chính trên báo chí do BộVăn hóa-Thông tin ban hành) đang trao cho các bộ, ngành quyền kết luận về cácnội dung báo chí nêu liên quan đến lĩnh vực quản lý của mình; từ đó có quyềnyêu cầu báo chí cải chính, xin lỗi.

“Từ bất cập này, nhiều bộ ngành đã soạn thảo các nghị địnhxử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý của mình bao gồm xử lý cả thôngtin báo chí nêu về ngành với nhiều mức phạt khác nhau, đối với nhiều chủ thểkhác nhau. Từ đây gây ra sự chồng chéo về quản lý nhà nước đối với hoạt độngbáo chí, tạo ra tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi” có thể hạn chế tính phảnbiện, phê bình của báo chí đã được quy định tại Luật Báo chí”- đại diện MEC chobiết.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Đoàn luật sư TP Hà Nội) đặt vấnđề: Ngoài Bộ Thông tin và Truyền thông thì các cơ quan, bộ ngành khác lấy thẩmquyền ở đâu để triệu tập phóng viên các báo tới cơ quan mình, rồi lập biên bảnvì thông tin sai sự thật và chuyển văn bản sang Thanh tra Bộ Thông tin vàTruyền thông xử phạt? Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền đểthẩm tra lại văn bản của thanh tra các bộ khác gửi sang hay không?

“Tôi cho rằng các bộ ngành hãy lo xử phạt ngay trong ngànhmình trước đi. Đó là xử phạt đối với những cán bộ có thẩm quyền cung cấp thôngtin sai sự thật cho báo chí hoặc cung cấp thông tin chậm, không kịp thời, khôngđầy đủ. Việc xử phạt báo chí thông tin sai hãy để cho cơ quan quản lý báo chíthực hiện. Bộ ngành thấy báo chí viết sai thì hãy gửi văn bản tới cơ quan báochí đó, nếu họ không giải quyết thì gửi ngay đơn tới tòa án. Uy tín của tờbáo sẽ còn không khi tòa án phán quyết rằng tờ báo đó đã thông tin sai sự thật”- luật sư Truyền nói.

Đồng tình với quan điểm của ôngTruyền, ông Đào Ngọc Tước - Phó Tổng biên tập Báo điện tử Giáo dục Việt Nam - cho rằng các cơ quan báo chí sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho đơn vị liên quankhi thông tin sai sự thật. Tuy nhiên việc bồi thường thiệt hại này cần phải đượcdựa trên phán quyết của tòa án, chứ không thể để xảy ra chuyện ngành nào cũngcó thẩm quyền tự quyết việc xử phạt như thế nhiều bộ ngành đang mong muốn được.

Dẫn ra chuyện UBND tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đã phải hủy bỏquy định về việc xử phạt phóng viên các báo hoạt động trên địa bàn vào cuối năm2014, ông Mai Phan Lợi - Phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TPHCM - cho rằngBộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan cần phải đánh giá lại đề xuất xử phạt báochí thông tin sai. “Tôi không hiểu họ lấy căn cứ ở đâu để đưa ra đề xuất xửphạt số tiền rất lớn, lên tới 100 triệu đồng, trong khi quy chế về phát ngônvới báo chí không được các bộ ngành thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Hơn nữa đếngiờ vẫn chưa có chế tài về việc cung cấp thông tin chậm trễ, không kịp thời vàthiếu chính xác cho báo chí thì xử ra sao?”- ông Lợi đặt vấn đề.  

Đại diện MEC cho biết sẽ tổng hợp ý kiến phát biểu, khảo sáttại buổi hội thảo này để chính thức có văn bản kiến nghị gửi tới Bộ Tư pháp vàcác bộ ngành liên quan đề nghị hủy bỏ đề xuất bổ sung Điều 8a (trong đó có quyđịnh xử phạt báo chí thông tin sai 100 triệu đồng - PV) vào sau Điều 8 của Nghịđịnh 159/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản.

Đồng thời MEC sẽ kiến nghị Chính phủ thống nhất giao một đầumối là Bộ Thông tin và Truyền thông xác định, xử phạt thông tin sai sự thậttheo Nghị định 159/2013; bổ sung chế tài đối với cơ quan quản lý nhà nước vàoĐiều 9 Nghị định 159/2013 về việc chậm cung cấp thông tin, cung cấp thông tinsai và cung cấp thông tin không đầy đủ.

Một số bộ ngành liên quan có cử đại diện tới tham dự hội thảo nhưng không ai đăng ký phát biểu, phản hồi. 

Thế Kha

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 88
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 87
 
  •   Hôm nay 21,412
  •   Tháng hiện tại 488,125
  •   Tổng lượt truy cập 130,071,894