Vì sao loài khủng long lại tránh xa vùng xích đạo ?

Thứ năm - 18/06/2015 20:05
Vì sao loài khủng long lại tránh xa vùng xích đạo ? Vì sao loài khủng long lại tránh xa vùng xích đạo ?

Sinh vật ngày nay thường rất đa dạng ở những vùng xích đạo. Tuy nhiên, vào thời có sự tồn tại của khủng long, những sinh vật khổng lồ này lại tránh xa vùng xích đạo. Kết quả phân tích các mẫu trầm tích 200 triệu năm đã giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ vấn đề này.
 

(TNO) Sinh vật ngày nay thường rất đa dạng ở những vùng xích đạo. Tuy nhiên, vào thời có sự tồn tại của khủng long, những sinh vật khổng lồ này lại tránh xa vùng xích đạo. Kết quả phân tích các mẫu trầm tích 200 triệu năm đã giúp các nhà khoa học làm sáng tỏ vấn đề này, theo Daily Mail.

Vì sao loài khủng long lại tránh xa vùng xích đạo ? 1

Khí hậu khắc nghiệt và nạn cháy rừng làm thức ăn khủng long trở nên khan hiếm - Ảnh chụp màn hình Daily Mail

Một nhóm các chuyên gia quốc tế đã thu thập và phân tích các mẫu đá của vùng Ghost Ranch ở bang New Mexico, tây nam nước Mỹ. Một số hóa thạch khủng long từng được phát hiện tại đây.
Các mẫu đá là trầm tích lắng đọng dưới các sông suối trong giai đoạn từ 205 đến 215 triệu năm trước, kéo dài trong kỷ Tam Điệp. Vào thới đó, New Mexico là khu vực nhiệt đới có khí hậu khắc nghiệt và nhiều biến động.
Nhóm nghiên cứu đã nghiền mẫu đá và dùng nam châm điện để tách các đồng vị carbon và oxy. Họ sử dụng một số thiệt bị hiện đại để phân tích các đồng vị, từ đó xác định những thay đổi trong hệ sinh thái và đo mức carbon dioxide trong khí quyển.
"Trong suốt giai đoạn đó, nồng độ carbon dioxide trong khí quyển cao hơn mức hiện tại từ 4 đến 6 lần. Phát hiện này chỉ ra rằng nếu con người tiếp tục là tác nhân biến đổi khí hậu thì tương lai có thể phá hủy các hệ sinh thái vùng xích đạo", đồng tác giả công trình nghiên cứu - ông Randall Irmis, một nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Utah (Mỹ) - cho biết.
Vì sao loài khủng long lại tránh xa vùng xích đạo ? 2

Hình minh họa khủng long cổ dài Diplodocus - Ảnh chụp màn hình Daily Mail

Cách đây khoảng 200 triệu năm ở New Mexico, những cuộc hạn hán và cháy rừng làm cây cối không thể sinh trưởng, khiến thức ăn cho khủng long trở nên khan hiếm. Những sinh vật khổng lồ đã không thể sinh sống ở khu vực nhiệt đới trong suốt 30 triệu năm sau đó, theo Daily Mail.
Khí hậu khắc nghiệt làm các loài khủng long cổ dài như Diplodocus sống vào kỷ Tam Điệp phải rời bỏ vùng xích đạo.
"Điều kiện ở vùng xích đạo cách đây hơn 200 triệu năm có nhiều điểm tương tự như vùng đất khô cằn ở miền tây nước Mỹ ngày nay", tiến sĩ Jessica Whiteside ở trường Đại học Southampton (Anh) cho biết.
Tuy nhiên, khí hậu khô cằn và những trận cháy rừng trên diện rộng không phải là tai họa với mọi loài khủng long. Các nhà khoa học cho rằng điều kiện này sẽ giúp các loài khủng long ăn thịt có kích cỡ nhỏ, chạy trên hai chân, có thể sống sót.

Ngọc Quý

>> Khủng long Dreadnoughtus cổ dài chỉ nặng 40 tấn
>> Vẫn còn máu trong hóa thạch khủng long 75 triệu năm ?
>> Tìm thấy loài khủng long mới có họ hàng với khủng long bạo chúa
>> Kỳ lạ trứng khủng long có màu xanh

Nguồn tin: Thanh Niên


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 171
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 170
 
  •   Hôm nay 20,020
  •   Tháng hiện tại 239,797
  •   Tổng lượt truy cập 130,661,882