Trị hen: Chớ tin lang vườn!

Thứ năm - 30/04/2015 12:09
Trị hen: Chớ tin lang vườn! Trị hen: Chớ tin lang vườn!

Mặc dù bệnh hen gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng sự hiểu biết của người bệnh về việc điều trị và kiểm soát cơn hen còn nhiều hạn chế.

Tiêm thuốc chứa corticoid, uống kháng sinh hay nuốt giun, ănsống thạch sùng, uống mật cá… là những cách mà nhiều người đã áp dụng để chữa bệnhhen. Những cách điều trị này đã khiến bệnh nặng thêm, thậm chí có trường hợpsuýt mất mạng.

Lãnh đủ từ những bàithuốc kinh dị

Cách đây ít ngày, bệnh nhân N.T.Đ (52 tuổi, ở huyện PhúXuyên, TP Hà Nội) được chuyển vào điều trị tại Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâmsàng Bệnh viện (BV) Bạch Mai (Hà Nội) trong tình trạng khó thở, phù giữ nước, mặtđỏ, mọc lông ở mặt và chân tay…

Theo bệnh nhân Đ., phát hiện mình mắc bệnh hen, bà chạy chữabằng thuốc nam ở nhiều nơi nhưng chỉ đỡ được một thời gian rồi bệnh lại táiphát. Từ mách bảo của hàng xóm, bà uống thuốc Prednisolon trị hen. Chỉ ít ngàydùng thuốc, bà Đ. thấy người khỏe khoắn, ăn ngon, ngủ ngon và không còn bị nhữngcơn khó thở hành hạ. Vì thế, mấy năm nay, ngày nào bà Đ. cũng “làm” 2 viênPrednisolon.

Cách đây không lâu, bà lên cơn khó thở nặng phải nhập viện.Các bác sĩ chẩn đoán bà bị tăng huyết áp, loét dạ dày, suy tuyến thượng thận,loãng xương trên nền bệnh hen sẵn có. Theo các bác sĩ, việc tùy tiện sử dụngthuốc chứa corticoid kéo dài khiến bệnh biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng.

Trị hen: Chớ tin lang vườn! 1
Bác sĩ đang trao đổi với bệnh nhân bị hen có biến chứng

Trong khi đó, bệnh nhân H.T.V (62 tuổi, ở Phú Thọ) bị hen phếquản phải nhập viện cấp cứu sau một đợt dùng thuốc “gia truyền” không rõ nguồngốc. “Hơn 1 năm uống thuốc và vài lần tiêm, tôi thấy đỡ đau hẳn, người lại béolên. Gần đây, toàn thân bị rạn da, mặt to, tròn, bụng to…, tôi đi khám mới biếtloại thuốc mình uống và tiêm có chứa corticoid khiến cơ thể giữ nước”, bệnhnhân V. kể.

PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịchlâm sàng - BV Bạch Mai, cho biết thời gian qua, trung tâm đã tiếp nhận nhiềutrường hợp nhập viện vì tự chữa bệnh hen phế quản bằng những bài thuốc “rỉ tai”hoặc những lời đồn đại. Ngoài những biến chứng nghiêm trọng do tùy tiện sử dụng“thần dược” corticoid điều trị hen, nhiều bệnh nhân còn nhập viện cấp cứu do nhữngbài thuốc kinh dị như nuốt giun đất, nhau thai mèo, thạch sùng sống, uống mậtcá để chữa hen.

“Dù chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định uống mật cá trắm sẽchữa được bệnh hen nhưng rất nhiều người đã áp dụng phương này, thậm chí cócháu bé sau khi uống mật cá trắm để chữa hen, men gan tăng cao gấp trăm lầnbình thường, đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy phải nhập viện cấp cứu”, PGS Đoàncảnh báo.

Di họa nặng nề

Theo PGS Nguyễn Văn Đoàn, đáng lo ngại là rất nhiều bệnhnhân mắc hen phế quản sử dụng corticoid để trị bệnh. Có những trường hợp saukhi xuất hiện các triệu chứng phải nhập viện mới biết là do trong các viên thuốchoàn, gói thuốc bột uống hằng ngày có corticoid được trộn thêm vào để triệu chứngnhanh chóng thuyên giảm.

“Thực tế, chúng tôi đã gặp những thanh niên 17-18 tuổi có vẻngoài rất bình thường nhưng bộ phận sinh dục chỉ như bé trai 7-8 tuổi. Hay nhữngphụ nữ còn rất trẻ nhưng toàn thân lại mọc lông, ria mép xanh rì như nam giới...Đây đều là những trường hợp lạm dụng corticoid trong điều trị hen”, PGS Đoàn dẫnchứng.

GS.TS Ngô Quý Châu, Giám đốc Trung tâm Hô hấp thuộc BV BạchMai, cho biết trong khoảng 4 triệu người Việt Nam bị hen phế quản, mới chỉ cókhoảng 40% bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh, được điều trị kiểm soát cơn henvà dự phòng tái phát. Lên cơn hen gây khó thở nặng, người bệnh có nguy cơ tửvong bất cứ lúc nào nhưng trên thực tế, nhiều người khi có các cơn ho, khó thở,tức ngực lại tự điều trị bằng thuốc lá, lang vườn. “Hiện có nhiều thuốc giúp điềutrị hen rất tốt. Nếu được điều trị đúng phác đồ, khoảng 5% người bị hen khỏihoàn toàn và khoảng 40% bệnh nhân hen kiểm soát tốt cơn hen của mình”, GS Châulưu ý.

Để kiểm soát tốt bệnh hen, PGS Nguyễn Văn Đoàn khuyến cáongười bệnh hen cần tránh xa các dị nguyên có thể gây khởi phát cơn hen như phấnhoa, lông súc vật, bụi nhà, nấm mốc...; sử dụng thuốc dự phòng hằng ngày đúngcách theo chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn, tránh tình trạng thấy hếttriệu chứng là tự dừng thuốc.

Trẻ mắc hen dễ nhầm với viêm đườnghô hấp

PGSNguyễn Văn Đoàn lưu ý ở trẻ nhỏ, việc phát hiện bệnh hen tương đối khó vì bệnhcó dấu hiệu giống các bệnh viêm đường hô hấp nên đôi khi bị chẩn đoán nhầm.Do đó, khi trẻ ho khò khè, khó thở tái phát nhiều lần liên quan đến thay đổithời tiết và không có sốt (khác với các bệnh nhiễm khuẩn) thì nên đưa trẻ đếncơ sở chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời, đúng cách nhằm tránh ảnh hưởngxấu đối với sức khỏe, trí tuệ và chiều cao do não thiếu ôxy. Các nghiên cứucũng chỉ ra rằng nếu trẻ em không được điều trị hen thì cả cuộc đời chiều caogiảm đi 3 cm nhưng nếu được điều trị đầy đủ, chiều cao chỉ giảm 0,5-1 cm.

Theo NgọcDung

Người lao động

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 155
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 152
 
  •   Hôm nay 42,683
  •   Tháng hiện tại 302,745
  •   Tổng lượt truy cập 133,386,493