Ngủ mê mệt, chân cháy đen không hay

Thứ bảy - 24/01/2015 09:42
Ngủ mê mệt, chân cháy đen không hay Ngủ mê mệt, chân cháy đen không hay

Phần lớn các bệnh nhân bỏng là người dân tộc thiểu số bị bỏng khi dùng lửa để sưởi ấm. Anh Đinh Văn Hải cho biết: “Tối nằm ngủ bên bếp lửa, ngủ mê mệt đến gần sáng thì thấy chân đau. Giật mình dậy thì chân đã cháy đen hết”.

Các bác sĩ của phòng Bỏng (khoa Ngoại Chấn thương - Bỏng,BVĐK tỉnh Bình Định) khẳng định, gần 20 năm qua, chưa khi nào bệnh nhân bị bỏngnhiều như thời gian gần đây. Đáng chú ý, bệnh nhân là trẻ em và người dân tộcthiểu số chiếm tỉ lệ lớn.

Lượng bệnh nhân bỏng bắt đầu tăng bất thường từ giữa tháng12-2014, khi thời tiết chuyển lạnh. Theo thống kê của Phòng Bỏng, từ 15-12 đếnhết tháng 12-2014, phòng đã tiếp nhận và điều trị 15 ca bỏng, trong đó có 8 trẻem dưới 15 tuổi. Tiếp đó, từ ngày 1-1 đến 19-1-2015, có đến 22 ca bỏng nhập viện,trong đó có đến một nửa là trẻ em, 5 ca là người dân tộc thiểu số.

Ngủ mê mệt, chân cháy đen không hay 1
Bác sĩ Võ Nam Định kiểm tra vết thương do bỏng của bệnh nhânĐinh Văn Hải.

Dồn dập những ca bỏngnặng

20 giờ 30 ngày 11-1, phòng Bỏng tiếp nhận bệnh nhi GiápThành Lợi (3 tuổi, ở xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ) được chuyển vào từ Trung tâm Ytế huyện Phù Mỹ. Lợi bị bỏng độ III, diện tích 30%. Chỉ 2 tiếng sau, bé Ngô VănTấn (24 tháng tuổi, ở Cát Minh, huyện Phù Cát) cũng được đưa vào đây. Cậu bénày cũng bỏng độ III, nhưng diện tích rộng hơn, đến 40%. Các vết bỏng rải ráckhắp cơ thể, bị sâu ở bộ phận sinh dục, mông, 2 đùi, ngực, bụng, lưng.

Cả Lợi và Tấn đều bị bỏng nước sôi. Trước đó, thêm một bệnhnhi khác cũng bỏng nước sôi là Võ Thị Tuyết Nhi (7 tuổi, ở phường Trần Hưng Đạo,TP Quy Nhơn). Nhi được gia đình đưa vào bệnh viện tối 28-12 trong tình trạng bỏngđộ III, diện tích bỏng 40%.

Cả 3 bệnh nhi kể trên đều được các bác sĩ khoa Ngoại Chấnthương- Bỏng tích cực điều trị, nên tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.Song, với Đinh Thị Mai Diệu (5 tuổi, ở xã An Toàn, huyện An Lão), việc điều trịkhông dễ dàng. Ngày 30-12, Diệu bị bỏng lửa xăng độ IV-V, diện tích bỏng 60%.Sau khi điều trị tại BVĐK tỉnh, Diệu được chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HồChí Minh). Anh Đinh Văn Lọc, chú của Diệu cho biết, để bảo vệ mạng sống cho Diệu,các bác sĩ phải cắt cụt cả 2 chân của em. Hiện Diệu vẫn tiếp tục được điều trịtại Bệnh viện Nhi đồng 1.

Trong khi đó, anh Đinh Văn Hiệp (ba của Diệu), bị bỏng độIII-IV, diện tích bỏng 60%, vẫn tiếp tục được điều trị tại BVĐK tỉnh. “Chúngtôi từng tiên lượng bệnh nhân Hiệp sẽ không qua khỏi, nhưng sau thời gian dàiđiều trị, đến nay khả năng cứu sống đã lên tới 60%. Dự kiến tuần tới bệnh nhânsẽ được ghép da”, Trưởng phòng Bỏng Võ Nam Định cho hay.

Ngoài anh Hiệp, nằm điều trị tại phòng Bỏng hiện tại còn cókhá nhiều bệnh nhân là người dân tộc thiểu số. Như anh Đinh Văn Hải (31 tuổi, ởxã Canh Liên, huyện Vân Canh), bị bỏng độ IV, diện tích 22%; vết bỏng ăn sâuvào xương tại cổ chân và bàn chân. Còn bà Đinh Thị Păn (47 tuổi, ở xã Vĩnh Hảo,huyện Vĩnh Thạnh), tuy diện tích bỏng chỉ 10%, nhưng lại đến độ V, phải cắt cụtchân trái.

Cũng vì bất cẩn

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị cho bệnh nhân bỏngtrải qua các giai đoạn: chống sốc bỏng (bù dịch, điện giải); chống nhiễm trùngnhiễm độc (dùng kháng sinh đặc hiệu); phục hồi lành vết thương (tăng cường cácchất bổ, nâng cao sức đề kháng); phục hồi chức năng, vật lý trị liệu (ngồi, đi,đứng, tập vận động các khớp).

Điểm chung dễ nhận thấy trong các ca bỏng trẻ em là người lớnbất cẩn, để trẻ em tiếp xúc dễ dàng với tác nhân gây bỏng. Chiều 11-1, chịDương Thị Bông, mẹ của bé Ngô Văn Tấn đang nấu cơm ở nhà bếp. Tấn từ nhà trênchạy xuống, nghịch ngợm kéo dây nối của bếp gas, bị nồi nước đang sôi sùng sụcđổ cả lên người. Tương tự, Giáp Thành Lợi cũng bị bỏng trong lúc gia đình sơ ý.

“Cả nhà đang chuẩn bị ăn cơm, Lợi đang chơi thì đi “xà lui”,vấp phải mâm cơm nên ngã nhào, ngồi trúng vào tô canh. Tô canh cúng nhiều dầu mỡ,mới hâm lại nên nóng vô cùng. Nước canh văng cả lên lưng”, anh Giáp Ngọc Minh,ba của Lợi, nhớ lại. Riêng Võ Thị Tuyết Nhi, trong lúc chạy trên sàn nhà bếp ướtnước, em bị trượt, va phải ấm nước sôi đang nấu. “Hai chị em con cùng nắm taynhau chạy, may mà em trai con không bị làm sao”, Nhi hồn nhiên kể.

Trong khi đó, phần lớn các bệnh nhân bỏng là người dân tộcthiểu số bị bỏng khi dùng lửa để sưởi ấm. Anh Đinh Văn Hải cho biết: “Tối nằmngủ bên bếp lửa, ngủ mê mệt đến gần sáng thì thấy chân đau. Giật mình dậy thìchân đã cháy đen hết”. “Mấy ngày qua, trời lạnh ghê quá, nên nhà nào cũng đốt củisưởi ấm”, Đinh Văn Sắc- anh trai của Hải, tiếp lời em.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Vinh, Trưởng khoaNgoại Chấn thương - Bỏng, các ca bỏng là người dân tộc thiểu số được khoa tiếpnhận gần đây đều rất nặng. Dù điều trị thành công, bảo toàn tính mạng thì di chứngđể lại cũng rất nặng nề. Còn với các bệnh nhi, việc điều trị rất khó khăn. “Sứcđề kháng của trẻ thường kém, khi bị bỏng thường bị nhiễm trùng nhiễm độc, nặnghơn là nhiễm trùng huyết, dễ dẫn đến tử vong”, bác sĩ Vinh chia sẻ.

Làm gì khi bịbỏng?

Với bệnh nhân bỏng, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Theo bácsĩ chuyên khoa II Võ Nam Định, Trưởng phòng Bỏng (khoa Ngoại Chấn thương -Bỏng, BVĐK tỉnh), rất nhiều trường hợp bệnh nhân không được xử lý kịp thời,đúng cách, gây khó khăn cho công tác điều trị, để lại hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, cónhững sai lầm nào thường gặp trong cách xử lý ngay sau khi bệnh nhân bị bỏng,thưa bác sĩ?

Sai lầm phổ biến nhất là dùng nước mắm, kem đánh răng, mỡ trăn…bôi vào chỗ bị bỏng, làm vết thương không đỡ mà còn nặng thêm. Nhiều ngườinghĩ, phải càng lạnh thì mới chống được nóng, nên lấy nước đá ngâm vào chỗ bịbỏng, đây cũng là một sai lầm phổ biến. Ngoài ra, nhiều người thấy trẻ bịbỏng cứ lấy nước ngâm để chữa bỏng mà trước đó quên mất phải cởi hết quần áocủa trẻ. Đến khi ngâm nước xong, cởi quần áo ra thì kéo theo tổn thương danặng nề.

Để phòng bị bỏng, phải cách ly tác nhân gây bỏng khỏi tầm taycủa trẻ.

Trong ảnh: Bé Võ Thị Tuyết Nhi (ở phường Trần Hưng Đạo, TP QuyNhơn) bị bỏng nước sôi.

Trong nhiều trường hợp, cứ thấy người nhà bị bỏng là nhiều ngườihoảng sợ quá mức, nhất mực đưa thẳng lên bệnh viện tuyến trên với hy vọngđược chữa trị tốt nhất, bỏ qua cơ hội được sơ cứu sớm nhất cho bệnh nhân.

Vậy, khi pháthiện người bị bỏng, cần thiết phải thực hiện các bước xử lý như thế nào?

Đầu tiên, phải loại trừ tác nhân gây bỏng, rồi làm mát nơi bịbỏng bằng nước lạnh. Sau đó dùng khăn, gạc băng ép nhẹ lên bề mặt da bị bỏng,đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, nhân viên y tế nhất thiết phải thiếtlập đường truyền cho bệnh nhân. Việc thiết lập được đường truyền, nhất là đốivới bệnh nhi, là điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Trong quá trình sơ cứu tại cơ sở y tế ban đầu, việc dùng thuốcgiảm đau cũng rất cần thiết, để tránh tình trạng choáng và nặng nề hơn, gâykhó khăn cho việc điều trị sau đó.

Từ nay đến TếtNguyên đán, thời tiết lạnh sẽ còn tiếp diễn. Theo bác sĩ, để phòng bỏng,người dân cần lưu ý điều gì?

Trong những ngày lạnh, nhu cầu sưởi ấm của người dân tăng cao,nhất là người già và trẻ nhỏ. Mọi người phải hết sức lưu ý khi đốt lửa vàdùng các thiết bị điện sưởi ấm. Không ít trẻ sơ sinh bị bỏng cả vùng lưng donằm lửa quá lớn. Nhiều bà mẹ pha sữa cho trẻ không cẩn thận, trẻ ngọ ngoậylàm đổ bình sữa, thế là bỏng.

Đặc biệt, các tác nhân gây bỏng như nước sôi, xăng, dầu, bếp lửaphải để cách xa tầm tay trẻ. Trong nhà, các ổ điện phải đặt cao, hoặc có nắpbảo vệ, phòng khi trẻ nghịch ngợm bị điện giật, gây bỏng phải cắt cụt ngóntay, ngón chân.

Xin cảm ơn bácsĩ.

BÌNH PHƯƠNG (Thực hiện)

Theo Nguyên Văn Trang

Bình Định Online

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: cát minh, canh liên
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 93
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 92
 
  •   Hôm nay 5,637
  •   Tháng hiện tại 147,375
  •   Tổng lượt truy cập 128,745,553