Cà gai leo được cho là vị thuốc nam đứng đầu trong việc điều trị các bệnh lý về gan và cải thiện sức khỏe khớp.
Thuốc quý bảo vệ gan
Cà gai leo là loại cây được biết đến trong những năm gần đây với đặc tính bảo vệ tế bào gan. Cà gai leo là cây mọc hoang dại thuộc họ Cà Solanaceae. Ở nước ta, cây cà gai leo được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau như: Cà quýnh, cà quánh, trap khar, cà gai dây, cà vạnh, cà lù, cà bò, cà quạnh, gai cườm…
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ,Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - cơ sở 3 cho hay, cà gai leo là một cây thuốc nam quý mọc hoang khắp nơi từ vùng núi thấp cho đến trung du hay đồng bằng ven biển. Tại miền Bắc nước ta, cà gai leo được người dân sử dụng nhiều làm nước uống thải độc gan, bảo vệ tế bào gan.
Cà gai leo có hai loại: Cà gai leo loại hoa trắng với dây nhỏ hơn, thường được dùng để chế biến thành thuốc; Cà gai leo loại hoa tím với dây lớn thì ít được sử dụng hơn do dược lý yếu.
Phân tích thành phần hoá học của cà gai leo có: alcaloid, tinh bột, saponozit, flavonozit solasodin, solasodinon, glycoalcaloid.
Cây cà gai leo. (Ảnh minh hoạ)
Theo y học cổ truyền, cà gai leo có tính ấm, vị the, hơi có độc. Cà gai leo có tác dụng phát tán, phong thấp, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu; chủ trị: phong thấp, nhức đầu các gân xương, ho khan, ho gà, dị ứng, xơ gan, viêm nhiễm vùng miệng. Liều lượng, cách dùng cà gai leo: Ngày dùng từ 16g - 20g dạng thuốc sắc. Có thể phối hợp các vị thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
Bác sĩ Vũ cho biết cà gai leo đã được sử dụng lâu đời trong dân gian từ thời xa xưa. Rễ và thân của cây được dùng chữa gan yếu, mẩn ngứa. Đồng bào dân tộc Tây Nguyên dùng cà gai leo là dược liệu đầu vị chữa bệnh gan. Cà gai leo đặc biệt phát huy tác dụng trong các trường hợp vàng da, chướng bụng, người mệt mỏi, ăn uống không tiêu.
Từ những năm 1980 cho đến nay, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về cây cà gai leo để làm sáng tỏ thêm thành phần hoạt chất, tác dụng, hiệu quả của dược liệu cà gai leo với bệnh gan. Nghiên cứu đã chỉ ra các hoạt chất trong cà gai leo, đặc biệt là dược chất glycoalcaloid có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm.
"Các hoạt chất trong dịch chiết cà gai leo chữa bệnh gan rất tốt. Các hoạt chất đó có tác dụng bảo vệ gan. Không chỉ có vậy, chúng còn giúp hạn chế hủy hoại tế bào gan và hạ men gan nhanh", bác sĩ Vũ nói.
Trong nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Bích Thu cùng cộng sự về cà gai leo đã công bố dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo và glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa có ý nghĩa tương ứng là 47,5% và 38,1%.
Theo bác sĩ Vũ, có nhiều bằng chứng cho thấy cà gai leo có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, ngăn ngừa xơ gan tiến triển, hạ men gan, giải độc và bảo vệ gan rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng cà gai leo là thuốc bảo vệ lá gan cần lưu ý:
Do vậy, người dân khi mua hoặc tự thu hái cà gai leo về làm thuốc cần phải lưu ý 2 điểm trên để tránh xảy ra ngộ độc, gây gánh nặng cho gan, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Nếu dùng cà gai leo làm thuốc cần được tư vấn bởi thầy thuốc có chuyên môn.
Dưới đây, bác sĩ Vũ chia sẻ một số bài thuốc dân gian khác có sử dụng cà gai leo:
Cà gai leo là cây nhỏ. Cành cây non, tán toả rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai. Lá cây màu xanh mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thun. Mặt dưới lá hơi có lông mềm hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám. Mặt trên của lá có gai.
Hoa cà gai leo màu trắng, nhụy vàng. Mỗi bông hoa có từ 4 đến 6 cánh. Quả mọng bóng căng, hình tròn màu xanh lúc xanh, khi chín màu đỏ, cuống quả dài tầm 2cm. Hạt quả cà gai leo màu vàng, hình thận dẹt. Cà gai leo ra hoa khoảng từ tháng 4 tới tháng 5.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn