Nguyên Chủ tịch Vinashin và đồng phạm “thoát” bồi thường 34,8 tỷ đồng?

Thứ tư - 18/03/2015 08:12
Nguyên Chủ tịch Vinashin và đồng phạm “thoát” bồi thường 34,8 tỷ đồng? Nguyên Chủ tịch Vinashin và đồng phạm “thoát” bồi thường 34,8 tỷ đồng?

Dân trí Bản án của TAND Tối cao tuyên phạt cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình và đồng phạm phải bồi thường cho Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh số tiền trên 34,8 tỷ đồng nhưng HĐQT công ty này không yêu cầu thi hành án, vì cho rằng không bị thiệt hại (?!).

Đólà vấn đề được nhóm chuyên gia của Ban Nội chính Trung ương phát hiện và nêu ratrong nghiên cứu “Thu hồi tài sản thamnhũng - Thực tiễn Việt Namvà kinh nghiệm quốc tế” vừa mới công bố.

Tòa tuyên “bồi thường”,doanh nghiệp... “từ chối”!

Theobản án hình sự số 454/2012 của Tòa phúc thẩm TAND thì Phạm Thanh Bình - nguyênChủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - nhận mức án 20năm tù và mức tiền bồi thường thiệt hại hơn 500 tỷ đồng; Trần Văn Liêm (nguyênTổng giám đốc Công ty viễn dương Vinashin) 19 năm tù, bồi thường hơn 495 tỷ đồng;Tô Nghiêm (nguyên Giám đốc Công ty công nghiệp tàu thủy Cái Lân) 18 năm tù, bồithường 16 tỷ đồng; Nguyễn Văn Tuyên (nguyên Giám đốc Công ty cổ phần công nghệtàu thủy Hoàng Anh) 16 năm tù, bồi thường 14 tỷ đồng; Trần Quang Vũ (nguyên Chủtịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Triệu) 11 năm tù, bồi thườngthiệt hại trên 25,4 tỷ đồng, đã nộp 1 tỷ đồng; Đỗ Đình Côn (nguyên Kế toán trưởngCông ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh) 10 năm tù và phải bồi thườngcho Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh 14 tỷ đồng; Nguyễn TuấnDương (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long) 3 năm tù và phải bồithường cho Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long gần 25 tỷ đồng.

Bảnán cũng buộc Phạm Thanh Bình, Trần Văn Liêm, Tô Nghiêm, Nguyễn Văn Tuyên, ĐỗĐình Côn, Trần Quang Vũ phải liên đới bồi thường cho 6 công ty tổng cộng trên1.149 tỷ đồng; ngoài ra 9 bị cáo phải nộp án phí dân sự, hình sự và tiền phạt tổngcộng trên 1,9 tỷ đồng.

Nguyên Chủ tịch Vinashin và đồng phạm “thoát” bồi thường 34,8 tỷ đồng? 1
Cựu chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh Bình (giữa) trước vành móng ngựa.

Theoquyết định của Bản án 454/2012 thì 6 công ty được thi hành án là Công ty TNHHMTV vận tải viễn dương Vinashin; Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy HoàngAnh; Công ty TNHH MTV tàu thủy Cái Lân; Công ty TNHH MTV điện Cái Lân; Công tyTNHH MTV Nam Triệu; Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long.

Theonhóm nghiên cứu, bản án có hiệu lực pháp luật, Cục Thi hành án dân sự Hải Phòngđã chủ động ra quyết định thi hành án khoản án phí, tiền phạt, tổ chức thi hànhtheo quy định và ủy thác đến cơ quan thi hành án nơi đương sự cư trú để tiếp tụcthi hành án. Đối với việc thi hành án theo đơn yêu cầu là các khoản bồi thườngthiệt hại theo Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án phải có đơnyêu cầu thi hành án hợp lệ, cơ quan thi hành án dân sự mới thụ lý và ra quyết địnhthi hành án.

Tuynhiên đây là khoản doanh nghiệp nhà nước được bồi thường (tài sản thuộc sở hữunhà nước) nên để tránh thất thoát tài sản của nhà nước, các doanh nghiệp cầnlàm đơn yêu cầu thi hành án. Do đó Bộ Tư pháp đã tổ chức cuộc họp với sự thamgia của đại diện nhiều bộ, ngành có liên quan như Văn phòng Chính phủ, TAND Tốicao, VKSND Tối cao, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, BộKế hoạch và Đầu tư, UBND TP Hải Phòng và các đơn vị liên quan khác để trao đổi,bàn biện pháp chỉ đạo tổ chức thi hành bản án.

Tổngcục Thi hành án (Bộ Tư pháp) có nhiều công văn chỉ đạo Cục Thi hành án dân sựHà Nội, Hải Phòng, Nam Định chỉ đạo các đơn vị tích cực,chủ động thi hành án vụ Vinashin. Bộ Giao thông vận tải cũng đã có công văn yêucầu Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) khẩn trương chỉ đạo,đôn đốc các đơn vị thuộc quyền quản lý có quyền lợi được bồi thường phải thựchiện quyền và nghĩa vụ của mình trong vụ án Vinashin cần có đơn yêu cầu thihành án.

CụcThi hành án Hải Phòng đã liên tiếp có các công văn hướng dẫn các công ty trên vềviệc làm đơn yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.

Saurất nhiều công văn hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền, trong số 6 doanh nghiệptrên chỉ có 2 doanh nghiệp làm đơn yêu cầu thi hành án là Công ty TNHH MTV NamTriệu và Công ty TNHH MTV Vận tải viễn dương Vinashin. Công ty cổ phần đầu tư CửuLong không làm đơn do đã tự thi hànhxong.

Đángchú ý, Công ty cổ phần công nghiệp tàuthủy Hoàng Anh không làm đơn yêu cầu thi hành án với lý do: Hội đồng quản trịvà hội đồng cổ đông công ty cho biết Công ty Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anhkhông bị thiệt hại và không yêu cầu ông Bình, ông Tuyên, ông Côn phải bồi thườngsố tiền trên 34,8 tỷ đồng theo quyết định của bản án. Tài sản đầu tư của côngty vẫn còn tính đến thời điểm hiện tại, giá trị tài sản lớn hơn nghĩa vụ phải bồithường nên công ty không làm đơn yêu cầu thi hành án.

Nhómnghiên cứu Ban Nội chính Trung ương còn cho biết, mặc dù các cơ quan có thẩmquyền đã nhiều lần hướng dẫn, thuyết phục nhưng cho đến cuối tháng 9/2014 vẫncòn 2 doanh nghiệp chưa làm đơn yêu cầu thi hành án để thu hồi khoản tiền củanhà nước, đó là Công ty TNHH MTV tàu thủy Cái Lân và Công ty TNHH MTV điện CáiLân.

Tháng10/2014, Cục Thi hành án dân sự Hải Phòng tiếp tục có công văn hướng dẫn 2 côngty này làm đơn yêu cầu thi hành án mà không phải cung cấp thông tin về tài sảncủa Phạm Thanh Bình và Tô Nghiêm đã được Chi cục Thi hành án dân sự quận ThanhXuân (Hà Nội) xác minh và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhà đấttạm ngăn chặn việc chuyển dịch tài sản…

Doanh nghiệp không yêu cầu,không thể thu hồi tài sản?

Theonhóm nghiên cứu, khi hành vi tham nhũng bị phát hiện và xử lý theo pháp luậthình sự thì sau khi bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hànhán dân sự sẽ tổ chức việc thi hành án thu hồi tài sản tham nhũng. Tuy nhiên, LuậtThi hành án dân sự quy định cơ quan thi hành án dân sự chỉ chủ động thi hành ánđối với 5 loại việc: Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính,án phí; Trả lại tiền, tài sản cho đương sự; Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịchthu tiêu hủy vật chứng, tài sản; Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộcdiện sung quỹ nhà nước; Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Ngoàinhững trường hợp này, cơ quan thi hành án dân sự chỉ tổ chức việc thi hành án khicó đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án hoặc người phải thi hànhán.

Luậtsử đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự được Quốc hội thông quacuối năm 2014 vừa qua đã bổ sung quy định chủ động thi hành án đối với các khoảnthu cho ngân sách Nhà nước sẽ góp phần quan trọng trong việc thu hồi tài sảntham nhũng. Tuy nhiên luật này đến 1/7 tới mới có hiệu lực thi hành, mặt khác cầnphải được hướng dẫn cụ thể loại tài sản nào của nhà nước trong các cơ quan, tổchức, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.

“Dođó, trong trường hợp tài sản của Nhà nước giao cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệpquản lý, sử dụng thì nếu đương sự không yêu cầu thi hành án thì việc thu hồitài sản hoàn trả, bồi thường phát sinh từ hành vi tham nhũng theo bản án, quyếtđịnh của tòa án cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không được thực hiện”-nhóm nghiên cứu lý giải xung quanh vụ việc của cựu chủ tịch Vinashin.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Thế Kha

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 236
 
  •   Hôm nay 39,999
  •   Tháng hiện tại 603,319
  •   Tổng lượt truy cập 131,025,404