Hình phạt còn quá nhẹ với tội tham nhũng

Thứ sáu - 05/06/2015 12:31
Hình phạt còn quá nhẹ với tội tham nhũng Hình phạt còn quá nhẹ với tội tham nhũng

Dân trí “Có nơi tòa án áp dụng hình phạt quá nặng với người phạm tội ít nghiêm trọng. Ngược lại, có những trường hợp lại tuyên hình phạt quá nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo không đúng pháp luật, nhất là các bị cáo phạm tội tham nhũng”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nói.

Ngày 5/6, ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tưpháp thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội - báo cáo kết quả giám sát về “Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật vềhình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạtđộng tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật”.

Pháthiện 71 trường hợp oan sai trong 3 năm

Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những nămgần đây tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, gia tăng số vụ, số ngườiphạm tội. Về cơ bản hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự bảo đảmđúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và lợi íchhợp pháp của công dân. Tuy nhiên, so với yêu cầu cải cách tư pháp, yêu cầu củaHiến pháp năm 2013 thì việc phòng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm còn hạn chế, bấtcập.

Hình phạt còn quá nhẹ với tội tham nhũng 1
Theo ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội tình hình làm oan người vô tội còn nghiêm trọng

Trong kỳ giám sát, các cơ quan tiến hành tố tụng khởitố, điều tra hơn 219.000 vụ với 338.379 bị can, số vụ làm oan người vô tộitrong 3 năm là 71 trường hợp (chiếm 0,02%) trong đó cơ quan điều tra đình chỉ31 bị can do không có sự việc phạm tội, 12 bị can do hết thời hạn điều trakhông chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Viện Kiểm sát đình chỉ 9 bịcan do không có sự việc phạm tội, 19 trường hợp toàn án tuyên không phạm tội vàbản án đã có hiệu lực pháp luật.

Ủyban Thường vụ Quốc hội cho biết, số người bị oan trên chủ yếu thuộc loại án giếtngười, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em không quả tang mà quá trình điều tra gặpnhiều khó khăn và loại án về kinh tế do chủ quan của người tiến hành tố tụng nhậnthức không đúng, chưa phân biệt được vi phạm pháp luật và hành vi phạm tội đãhình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế thành các tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệmchiếm đoạt tài sản.

Mộtsố trường hợp làm oan khác là do người tiến hành tố tụng áp dụng pháp luật đơnthuần, chỉ chú ý đến hậu quả xảy ra, không xem xét lỗi và điều kiện khách quandẫn đến hành vi vi phạm trong các trường hợp như gây thương tích nhẹ, vi phạmquy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Ngoàicác trường hợp bị oan nêu trên, qua giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn nhậnthấy tình trạng khởi tố, điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do hành vikhông cấu thành tội phạm, do miễn trách nhiệm hình sự có dấu hiệu làm oan ngườivô tội. Điển hình như vụ Trần Văn Đề (Bình Phước) bị khởi tố, bắtgiam về “Tội không chấp hành bản án” là sai, có dấu hiệu làm oan, vì bản án dânsự có hiệu lực pháp luật có những sai lầm, trong đó có nội dung buộc ông Đề phảilàm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho ông Trần Văn Năng trái với Luật đấtđai nên ông Đề không thể thi hành bản án đó.

“Trong3 năm xảy ra 71 người bị oan và một số trường hợp khác có dấu hiệu bị oan đangđược xem xét, giải quyết, cho thấy tình hình làm oan người vô tội trong hoạt độngtố tụng hình sự hiện nay còn nghiêm trọng. Các trường hợp làm oan đều là nghiêmtrọng, ảnh hưởng lớn đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tài sản của người dân bịoan”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết.

“Nhẹ tay” với các tội tham nhũng

Bêncạnh việc để xảy ra các trường hợp làm oan người vô tội, Ủy ban Thường vụ Quốchội còn cho biết, quá trình điều tra, truy tố, xét xử còn có những thiếu sót, saiphạm trong việc áp dụng pháp luật. Cụ thể, nhiều trường hợp chưa được giải quyếtvà số vụ tạm đình chỉ điều tra còn cao, tiềm ẩn việc bỏ lọt tội phạm. Nhiều trườnghợp bắt, tạm giữ, tạm giam chưa chính xác sau đó phải chuyển xử lý hành chính. Sốbị can về tội ít nghiêm trọng bị tạm giam còn nhiều, có biểu hiện lạm dụng.

“Đểxảy ra một số vụ dùng nhục hình, có trường hợp dẫn đến chết người gây bức xúcdư luận. Một số trường hợp khởi tố, điều tra, truy tố thiếu căn cứ. Nhiều vụ quáhạn luật định, trong đó 10 vụ đã kéo dài trên 5 năm đến nay chưa giải quyếtxong, cá biệt ở Bình Phước có vụ trên 12 năm”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp NguyễnVăn Hiện chỉ rõ.

Theo ông Nguyễn Văn Hiện việctruy tố, xét xử còn có những trường hợp sai tội danh, sai khung hình phạt; sai các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ,quyết định hình phạt chưa tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hànhvi phạm tội và nhân thân bị cáo.Có nơi tòa án áp dụng hình phạt quá nặng đối với người phạm tội lần đầu thuộctrường hợp ít nghiêm trọng. Ngược lại, có những trường hợp lại tuyên hình phạtquá nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo không đúng pháp luật, nhất là các bị cáo phạmtội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng.

Chủnhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, phần lớn các sai lầm trong việcáp dụng pháp luật đã được các cơ quan có thẩm quyền tố tụng thanh tra, kiểmtra, phát hiện, xử lý kịp thời. Tuy nhiên, một số trường hợp do có khiếu nạigay gắt sau đó báo chí, dư luận phản ánh thì cơ quan có trách nhiệm mới xemxét, xử lý. Nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp oan, sai chủ yếu thuộc vềlỗi chủ quan của một số người tiến hành tố tụng (trình độ, năng lực yếu kém,trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp hạn chế).

QuangPhong

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 116
  •   Máy chủ tìm kiếm 7
  •   Khách viếng thăm 109
 
  •   Hôm nay 15,148
  •   Tháng hiện tại 75,181
  •   Tổng lượt truy cập 130,497,266