Đề nghị xem xét lại tội danh vụ chìm ca nô ở Cần Giờ

Thứ bảy - 10/01/2015 05:31
Đề nghị xem xét lại tội danh vụ chìm ca nô ở Cần Giờ Đề nghị xem xét lại tội danh vụ chìm ca nô ở Cần Giờ

Liên quan đến vụ án chìm ca nô xảy ra vào tháng 8.2013 ở Cần Giờ khiến 9 người chết, ngày 17.10.2014, Viện KSND TP.HCM đã ra cáo trạng truy tố 2 bị can là Vũ Văn Đảo (Giám đốc Công ty CP công nghệ Việt Séc) và Đinh Văn Quyết (Giám đốc Công ty CP Vũng Tàu Marina) về tội “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” theo khoản 3 điều 214 bộ luật Hình sự (BLHS).

Liên quan đến vụ án chìm ca nô xảy ra vào tháng 8.2013 ở Cần Giờ khiến 9 người chết, ngày 17.10.2014, Viện KSND TP.HCM đã ra cáo trạng truy tố 2 bị can là Vũ Văn Đảo (Giám đốc Công ty CP công nghệ Việt Séc) và Đinh Văn Quyết (Giám đốc Công ty CP Vũng Tàu Marina) về tội “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” theo khoản 3 điều 214 bộ luật Hình sự (BLHS).

 
Đề nghị xem xét lại tội danh vụ chìm ca nô ở Cần Giờ 1
Chiếc ca nô chìm được vớt lên sau đó - Ảnh: Nguyễn Long
Theo cáo trạng, hai bị can trên đã có hành vi điều động 3 tàu do Công ty Việt Séc quản lý khi chưa được Cục Đăng kiểm VN cấp giấy đăng kiểm, sử dụng sai mục đích, chở quá số người cho phép… gây hậu quả nghiêm trọng trong vụ án trên.
Ngoài là chủ doanh nghiệp, bị can Đảo còn là luật sư thuộc Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT). Vì thế, sau khi nhận được cáo trạng, bị can này cho rằng việc truy tố như trên là chưa phù hợp, đã làm đơn gửi đến liên đoàn để nhờ hỗ trợ về mặt pháp lý. Ngày 18.12, luật sư Hoàng Thị Vui cùng 24 luật sư khác thuộc Đoàn luật sư tỉnh BR-VT đã có đơn gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khiếu nại về việc truy tố của Viện KSND TP.HCM là chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm theo điều 214 BLHS.
Cụ thể, các luật sư cho rằng, 2 trong 3 tàu đã được bán cho các lực lượng vũ trang bộ đội Biên phòng cửa khẩu Cảng BR-VT nên quyền đưa vào sử dụng không thể thuộc thẩm quyền của bị can Đảo. Vì thế, bị can không thể là người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc điều động phương tiện. Thứ hai, 2 tàu trên đã được cơ quan Đăng kiểm Hải quân tiến hành đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật nên ông Đảo không phải chịu trách nhiệm về chất lượng của tàu.
Thứ ba, theo kết luận điều tra, nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do tàu chở quá số lượng người cho phép, hành trình ra vùng không được phép hoạt động và việc điều khiển phương tiện không phù hợp. Như vậy, không có nguyên nhân chất lượng hay tình trạng kỹ thuật con tàu, không phải là dấu hiệu của tội phạm quy định tại điều 214 BLHS, mà là dấu hiệu khách quan của tội “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy”.
Trước đó, sau khi nhận được đơn kiến nghị của các luật sư nêu trên, Liên đoàn Luật sư VN đã gửi văn bản đến Viện KSND TP.HCM, TAND TP.HCM đề nghị xem xét kiến nghị của các luật sư Đoàn BR-VT liên quan đến tội danh của ông Đảo.

Phan Thương

>> Đề nghị truy tố 2 giám đốc trong vụ chìm ca nô 9 người chết
>> Người nhường áo phao trong vụ chìm ca nô được công nhận liệt sĩ
>> Vụ chìm ca nô làm 9 người chết ở Cần Giờ: Che giấu thông tin làm tai nạn nghiêm trọng hơn
>> Kết luận vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: Có dấu hiệu che giấu thông tin
>> Vụ 'chìm ca nô kinh hoàng': TP.HCM kiến nghị khởi tố vụ án

Nguồn tin: Thanh Niên


 
 Từ khóa: cần giờ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 219
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 217
 
  •   Hôm nay 48,963
  •   Tháng hiện tại 251,292
  •   Tổng lượt truy cập 133,335,040