Đấu giá quyền đi ôtô: Đề xuất cho giống Tây?

Thứ sáu - 16/01/2015 08:29
Đấu giá quyền đi ôtô: Đề xuất cho giống Tây? Đấu giá quyền đi ôtô: Đề xuất cho giống Tây?

Hầu hết ý kiến từ giới chuyên môn cho rằng, đa số các giải pháp mà Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh đề xuất nhằm hạn chế số lượng phương tiện đăng ký mới thiếu thực tế và khó khả thi.

Cấp hạn ngạch ôtô, xe máy?

Với đề xuất cấphạn ngạch, trong đó chỉ cấp đăng ký phương tiện ở số lượng giới hạn mỗi năm.Người muốn mua xe phải đấu giá và nộp một khoản tiền để được quyền lưu hành xe,cùng với đó là thu phí ra vào khu vực trung tâm thành phố.

Trên thế giới đãcó một số thành phố như Singapore, London (Anh), Stockholm (Thụy Điển) áp dụngthành công giải pháp đấu giá quyền lưu hành xe. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng,không thể nói Singapore hay London... triển khai hiệu quả thì áp dụng tại ViệtNam được bởi mỗi nơi có những đặc thù giao thông riêng.

Ở Singapore,London, Stockholm từ lâu đã có một hệ thống vận tải hành khách công cộng pháttriển mạnh, chất lượng tốt đáp ứng hầu hết nhu cầu đi lại của người dân. Do đó,hạn chế phương tiện cá nhân rất dễ dàng, không làm xáo trộn đời sống kinh tế xãhội.

Bên cạnh đó, cácphương tiện cá nhân tại những quốc gia trên đều đứng tên chính chủ, không cóchuyện người khác đứng thay, hay mua xe đang sử dụng mà không cần phải sang tênđổi chủ như tại Việt Nam.

Ở Việt Nam áp dụngcác giải pháp trên rất khó thành công. Nếu Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh thực hiệnđấu giá quyền mua xe, chỉ những người trả giá cao mới được mua, thì sẽ chẳng cóai tham gia đấu giá, mà người ta sẽ làm theo cách khác. Đó là nhờ người ở các địaphương khác đứng tên đăng ký xe hoặc mua xe cũ nhưng không sang tên đổi chủ vàđưa về thành phố lưu thông.

Đấu giá quyền đi ôtô: Đề xuất cho giống Tây? 1

Tình trạng tắc đường ở Việt Nam mãi vẫnkhông giải quyết được.

Thực tế, điều đóđã xảy ra tại Hà Nội năm 2004, khi áp dụng giải pháp tạm ngừng đăng ký xe gắnmáy tại các quận nội thành. Khi đó xuất hiện dịch vụ đứng ra đăng ký thuê. Ngườimua cứ bỏ tiền mua xe, sau đó cò mồi sẽ nhờ người tại các huyện ngoại thành vàcác tỉnh lân cận như Hà Tây, Vĩnh phúc, Nam Định... đứng tên đăng ký với 1 khoảnchi phí khoảng 500.000 đồng/xe.

Khi đó Hà Nộitràn ngập xe máy mang biển ngoại tỉnh và tắc đường vẫn không giải quyết được,còn dân thì mua xe mà không được đứng tên mình.

Thu phí

Với giải phápthu phí xe vào trung tâm, TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng đã có dự án và dự kiếnáp dụng thử nghiệm, nhưng sau đó lại rơi vào quên lãng.

Cách đây 3 nămchính TP. Hồ Chí Minh cũng đã đề xuất áp dụng thu phí ô tô vào trung tâm. Sẽxây dựng 36 cổng thu phí tự động xung quanh khu vực hạn chế trên các tuyến đườngbao quanh quận 1 và quận 3 và vùng giáp ranh với quận 5, 10. Lắp đặt các thiếtbị tính phí và camera chuyên dụng để nhận dạng các loại xe.

Đấu giá quyền đi ôtô: Đề xuất cho giống Tây? 2

TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng đã có dự ánvà dự kiến áp dụng giải pháp thu phí xe vào trung tâm.

Tổng mức đầu tưcủa toàn dự án khoảng 1.200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đâylà vấn đề phức tạp khi chưa có quy định về thu phí lưu thông vào trung tâmthành phố và xử phạt xe không đóng phí, do đó công an không thể xử lý được. Muốnthực hiện cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung phí này vào danh mục sauđó, Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung, hướng dẫn triển khai...

Việc thu phí hiệntại mới chỉ sử dụng các phương pháp thủ công, chưa có điều kiện thu phí tự độngdẫn tới việc phải tăng cường lực lượng Thanh tra giao thông, cảnh sát mới có thểthu được.

Hệ quả là rất dễdẫn tới ùn tắc cục bộ tại các chốt thu phí. Còn nếu thu phí tự động thì phải đầutư kinh phí rất lớn, bao gồm trang thiết bị tại các chốt và thiết bị gắn trênxe ô tô mà hiện tại ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn cả về quy định pháp lý vàcần có lộ trình để thực hiện.

Ngoài ra, giảipháp này còn tạo ra những tác động khác như làm tăng chi phí vận chuyển hànghóa vào khu vực nội thành. Ở Q.1 và 3, có nhiều siêu thị, cửa hàng... Cứ mỗi lầnxe vận chuyển hàng hóa đến lại bị thu phí, thì chi phí vận chuyển sẽ tăng cao,kéo giá cả hàng hóa tăng theo.

Mặt khác, thànhphố cũng chưa có nhiều bãi đậu xe cả trong trung tâm và phía ngoài nội thànhnên khi triển khai dự án người dân sẽ không biết phải để xe ở đâu.

Không những thế,hạn chế ô tô, trong khi giao thông công cộng không đáp ứng được nhu cầu đi lại,sẽ làm tăng các phương tiện giao thông cá nhân khác như xe máy, xe 3bánh...càng làm rối thêm.

Vì vậy, các giảipháp này đã không đưa ra áp dụng thử nghiệm. Hơn ai hết, Sở GTVT TP.Hồ Chí Minhhiểu rõ vấn đề này, không hiểu vì sao lại tiếp tục đề xuất giải pháp này thêm lầnnữa?

Ngay cả đề nghịban hành quy định niên hạn sử dụng đối với xe gắn máy, cũng được cho là khó thựchiện. Trước đây, các cơ quan chức năng cũng đã có đề xuất quy định niên hạn vớixe máy là 8 năm hoặc 100.000 km, nhưng gặp rất nhiều sự phản đối.

Có ý kiến cho rằngnước ta có nhiều gia đình nghèo sử dụng xe cũ làm phương tiện đi lại, làm ăn, nếuáp dụng niên hạn xe máy đối tượng này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì vậy cầnxem xét kỹ lưỡng. Ngược lại, có ý kiến không đồng tình, cho rằng không nên quyđịnh niên hạn, chỉ nên quy định tiêu chuẩn khí thải và thu phí khí thải. Xecàng cũ thu phí khí thải càng cao để hạn chế người dân sử dụng, giống như nhiềunước trên thế giới đang áp dụng...

Đến nay, Bộ Giaothông Vận tải vẫn đang tiếp tục nghiên cứu kỹ vấn đề này, chưa biết khi nào sẽáp dụng và có áp dụng được không?

Theo Trần Thủy

Vef

Đấu giá quyền đi ôtô: Đề xuất cho giống Tây? 3 Đấu giá quyền đi ôtô: Đề xuất cho giống Tây? 4


Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 136
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 132
 
  •   Hôm nay 4,261
  •   Tháng hiện tại 4,261
  •   Tổng lượt truy cập 128,602,439