Có nên cấm xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc?

Thứ tư - 21/03/2018 23:04
Có nên cấm xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc? Có nên cấm xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc?

Chuyên gia giao thông, luật sư vừa có chia sẻ liên quan đến việc xe ưu tiên chạy ngược chiều trên cao tốc.

Có nên cấm xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc? 1

Hiện trường vụ tai nạn giao thông trên tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ

Mới đây, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra giữa xe khách và xe cứu hỏa trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (huyện Thường Tín, Hà Nội) khiến 1 cảnh sát PCCC tử vong, 7 người bị thương. Chiếc xe khách đã đâm mạnh vào xe cứu hỏa khi xe này đang trên đường đi làm nhiệm vụ và rẽ ngược chiều vào đường cao tốc.

Xe ưu tiên có thể chạy làn khẩn cấp trên cao tốc

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Hà Nội) cho biết, điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, các xe ưu tiên bao gồm: xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu; xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đoàn xe tang, được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới.

Các xe ưu tiên nêu trên không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều. Tuy nhiên, luật lại không quy định rõ là khi chạy ngược chiều xe ưu tiên phải chạy làn đường nào.

“Luật chỉ quy định, khi thấy các xe ưu tiên (có tín hiệu đèn, còi), người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường, không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên”, luật sư Thơm nói.

Luật sư Thơm cho hay, trường hợp, xe ưu tiên phải chạy ngược chiều thì sẽ chạy trên làn đường khẩn cấp dành riêng cho các phương tiện gặp sự cố.

Một số ý kiến cho rằng, luật giao thông đường bộ năm 2002 quy định, cho phép xe ưu tiên chạy ngược chiều trên đường. Tuy nhiên, tại thời điểm này Việt Nam vẫn chưa xây dựng các tuyến cao tốc. Vì vậy, cơ quan chức năng cần nghiên cứu sửa luật cho phù hợp.

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ - nguyên cán bộ xử lý của Đội CSGT số 1 (Công an TP Hà Nội) cho rằng, đến nay luật này vẫn phù hợp với thực tế. Bởi vì, hiện nay tại các tuyến cao tốc đều có làn đường khẩn cấp và xe ưu tiên hoàn toàn có thể lưu thông trên làn đường này khi đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.

Thêm nữa, trong một số vụ việc va chạm giao thông xảy ra trên cao tốc, giao thông thường xảy ra tắc đường, nếu xe ưu tiên không chạy ngược chiều thì không thể tiếp cận hiện trường một cách nhanh nhất được.

Đồng quan điểm, luật sư Thơm cũng cho rằng, việc xe ưu tiên chạy ngược chiều trên đường vẫn cần thiết và phù hợp. “Cái cần hiện nay là khi thực hiện việc chạy ngược chiều trên đường xe ưu tiên phải thực hiện nghiêm quy định về giao thông, tuân thủ hướng dẫn của cảnh sát giao thông và phải liên hệ với đơn vị quản lý tuyến đường để phối hợp và đảm bảo an toàn giao thông cho mọi người”, ông Thơm nói.

Cần xem xét trách nhiệm của cả hai bên

Luật sư Thơm cho hay, ông đã xem clip ghi lại giây phút xe khách và xe cứu hỏa đâm nhau trên cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ. Quan sát clip thấy trước thời điểm rẽ vào đường cao tốc chạy ngược chiều, xe cứu hỏa có bật còi hú, đèn báo nhưng lại chạy với tốc độ cao, không chú ý quan sát.

Có nên cấm xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc? 2

Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Hà Nội)

“Xem clip có thể thấy xe cứu hỏa khi di chuyển vào đường cao tốc chưa chú ý quan sát, chuyển làn chưa đúng. Đáng lẽ, xe cứu hỏa phải di chuyển chậm và di chuyển ngược chiều theo làn đường khẩn cấp ở trên cao tốc nhưng đằng này lại đánh lái di chuyển sang bên hướng tay phải đường ngược chiều”, luật sư Thơm nói.

Luật sư Thơm cho rằng, trong vụ việc này cơ quan chức năng cần xem xét trách nhiệm ở cả hai phía. Cụ thể, nếu cự ly, khoảng cách, tốc độ, tầm quan sát khiến lái xe khách không đủ điều kiện xử lý tình huống thì được xác định là sự kiện bất ngờ theo Điều 20 Bộ luật Hình sự 2015. Trường hợp này, lái xe khách không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Còn nếu có căn cứ xác định lái xe khách do thiếu quan sát, không nhường xe ưu tiên khi đủ khả năng quan sát xe cứu hỏa đang tiến vào, gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có dấu hiệu phạm vi phạm quy định giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015.

Đối với Cơ quan công an cũng phải xem xét trách nhiệm của tài xế xe cứu hỏa, dù xe cứu hỏa được ưu tiên số một nhưng về nguyên tắc khi đi làm nhiệm vụ, lái xe cũng phải đảm bảo an toàn cho bản thân và phương tiện khác.

Đại diện ban quản lý cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ (Hà Nội) cho hay, toàn tuyến cao tốc có chiều dài 32,3 km, gồm 6 làn xe chạy, trong đó có 2 làn đường khẩn cấp dành cho các phương tiện gặp sự cố khi lưu thông trên đường như xe hỏng, nổ lốp, va chạm giao thông…

Có nên cấm xe ưu tiên đi ngược chiều trên cao tốc? 3
Xe khách đâm xe PCCC trên cao tốc: Cả hai xe đều có lỗi

Nguyên Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật, điều tra, xử lý TNGT nói về vụ tai nạn giữa xe PCCC và xe khách.

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 119
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 116
 
  •   Hôm nay 21,977
  •   Tháng hiện tại 972,845
  •   Tổng lượt truy cập 128,591,084