Người tung tin "bôi nhọ" lãnh đạo Thanh Hóa có thể bị xử lý ra sao?

Thứ tư - 21/03/2018 22:43
Người tung tin "bôi nhọ" lãnh đạo Thanh Hóa có thể bị xử lý ra sao? Người tung tin "bôi nhọ" lãnh đạo Thanh Hóa có thể bị xử lý ra sao?

Theo quan điểm của luật sư, nếu cơ quan chức năng xác định được các thông tin trên mạng xã hội liên quan đến lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thời gian vừa qua là giả mạo thì người tung thông tin trên có dấu hiệu cấu thành tội Vu khống hoặc tội Làm nhục người khác và có thể phạt tù lên đến 7 năm.

Người tung tin "bôi nhọ" lãnh đạo Thanh Hóa có thể bị xử lý ra sao? 1

Trao đổi với PV xung quanh tin đồn ông Đ.T.H - Phó bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa có mối quan hệ tình cảm với một cô gái trẻ tên T. khiến dư luận xôn xao, luật sư Trần Tuấn Anh – GĐ Cty Luật Minh Bạch cho rằng, các thông tin như trên đã từng xảy ra và là một thực trạng rất xấu, đáng lên án. Cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ và nếu xác định đây là thông tin bịa đặt, bôi nhọ người khác thì cần phải xử lý nghiêm.

Dưới góc độ pháp lý thì hành vi đăng tải thông tin bôi nhọ, vu khống người khác lên mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, nó xâm phạm nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm của người khác. Cụ thể, ở đây là nạn nhân của hành vi này.

Trong trường hợp này đã có dấu hiệu cấu thành “tội vu khống” hoặc “tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155, Điều 156 BLHS 2015. Theo đó với tội danh này thì người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 7 năm.

Luật sư Tuấn Anh cũng cho rằng, những người chia sẻ hay đăng lại thông tin trên mạng xã hội cũng có trách nhiệm pháp lý liên quan được quy định tại Khoản 1, Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005: "Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường".

“Theo quy định nêu trên, người nào do lỗi cố ý hay lỗi vô ý loan truyền trên mạng internet những thông tin vu khống, bôi xấu gây thiệt hại đến quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của cá nhân/tổ chức thì trong mọi trường hợp đều có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại phát sinh cho cá nhân/tổ chức đó” – luật sư Tuấn Anh cho biết.

Trong trường hợp có căn cứ chứng minh người đó cố ý loan truyền các thông tin vi phạm pháp luật nêu trên hoặc cố ý chia sẻ các thông tin không có căn cứ, không rõ nguồn gốc, thì tùy vào hậu quả thiệt hại của hành vi đưa các thông tin vi phạm lên mạng internet gây ra đối với tổ chức, cá nhân, người loan truyền các thông tin vi phạm có thể bị xử lý hành chính với số tiền phạt từ 10 đến 15 triệu đồng (quy định tại điểm a, khoản 3 điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP).

Cũng theo luật sư Tuấn Anh, những người bị bôi nhọ, vu khống có quyền yêu cầu những người chia sẻ thông tin đó xin lỗi và đính chính công khai, yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm.

Trong trường hợp đối tượng thực hiện hành vi không chấp nhận đối với yêu cầu của người bị thiệt hại thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án buộc người thực hiện hành vi phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, đính chính công khai và bồi thường thiệt hại (nếu có). Về cách xác định thiệt hại, tại Điều 611 BLDS quy định Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) “Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 611 BLDS

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Người tung tin "bôi nhọ" lãnh đạo Thanh Hóa có thể bị xử lý ra sao? 2
Vụ 'bôi nhọ' lãnh đạo Thanh Hóa: Bất ngờ ảnh biệt thự của bà Quỳnh Anh

Chị N.Tr. bức xúc khi bị kẻ xấu lấy ảnh trên trang cá nhân để gán ghép, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm.

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 73
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 69
 
  •   Hôm nay 24,718
  •   Tháng hiện tại 637,619
  •   Tổng lượt truy cập 128,255,858