Núi lửa trẻ nhất Iceland phun ra lốc xoáy

Thứ sáu - 04/08/2023 11:45
Núi lửa trẻ nhất Iceland phun ra lốc xoáy Núi lửa trẻ nhất Iceland phun ra lốc xoáy

Lốc xoáy cuộn tròn phía trên núi lửa Litli-Hrútur mới hình thành là kết quả từ yếu tố khí tượng và địa chất.

Lốc xoáy cuộn tròn phía trên núi lửa Litli-Hrútur mới hình thành là kết quả từ yếu tố khí tượng và địa chất.

Những tiếng ầm lớn phát ra từ khu vực phun trào trên bán đảo Reykjanes, theo báo cáo hôm 27/7 của Cơ quan Khí tượng Iceland, chứng tỏ những túi khí methane mắc kẹt trong dòng dung nham đang phát nổ. Ngọn núi lửa trẻ nhất trên Trái đất gây ra lốc xoáy cuồn cuộn vươn cao lên bầu trời.


Lốc xoáy xoay tròn bên miệng núi lửa Litli-Hrútur. (Video: Martin Sanchez)

Núi lửa Litli-Hrútur sinh ra qua một khe nứt trên mặt đất hôm 10/7 và liên tục phun ra những dòng sông dung nham từ sau đó. Khi dung nham chảy qua khu vực có thực vật, khí methane được tạo ra khi thực vật không cháy rụi hoàn toàn. Khí gas sau đó tích tụ trong những hốc rỗng ở dung nham. Các túi khí methane trộn lẫn với oxy hình thành một hỗn hợp khí dễ cháy. Vụ nổ xảy ra khi tàn lửa bén vào túi khí. Nhà chức trách cảnh báo đây là một nguy cơ đối với bất cứ ai tới quá gần dòng dung nham.

Lốc xoáy hình thành bên trên Litli-Hrútur do các yếu tố khí tượng và địa chất kết hợp. Nhiệt lượng cực lớn từ đá nóng chảy phun ra từ miệng hố làm nóng không khí ở ngay phía trên, khiến không khí loãng hơn và bốc lên cao. Trong điều kiện gió thích hợp, cột khí nóng này xoay tròn tạo ra lốc xoáy. Theo David Smart, nhà nghiên cứu lốc xoáy và bão ở Trung tâm Hazard của Đại học London, chưa rõ lốc xoáy hình thành từ mảnh vỡ núi lửa siêu nóng lơ lửng bên trên mạch phun hay từ sức nóng của dòng dung nham.

Núi lửa trẻ nhất Iceland phun ra lốc xoáy 1
Lốc xoáy hình thành do các yếu tố khí tượng và địa chất kết hợp.

"Đây là loại lốc xoáy đôi khi có thể gặp ở nơi có nguồn nhiệt mạnh trên mặt đất và không khí không ổn định ở độ cao dưới một kilomet hoặc quá gần mặt đất", Smart giải thích. Không khí được cho là kém ổn định khi nhiệt độ giảm nhanh chóng theo độ cao.

Núi lửa non trẻ vẫn chưa có dấu hiệu giảm hoạt động. Các nhà nghiên cứu gần đây phát hiện thay đổi trong hoạt động của mạch phun khiến miệng hố sụp đổ, làm dung nham tràn ra phía bắc và phía tây trong khi dòng chảy về phía nam đã chững lại.

  • Sự thật về phát hiện 20.000 kim tự tháp thời tiền sử trên sao Kim
  • "Kim tự tháp" được tìm thấy ở Nam Cực gây tranh cãi
  • Phát hiện sinh vật lớn nhất trên Trái đất

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 150
 
  •   Hôm nay 20,036
  •   Tháng hiện tại 810,831
  •   Tổng lượt truy cập 131,232,916