Các kỹ sư Nhật Bản phá vỡ kỷ lục khi truyền thành công dữ liệu ở tốc độ nhanh gấp hơn 22 lần mỗi giây so với tốc độ Internet toàn cầu qua một sợi cáp quang.
Hệ thống sợi cáp quang mới phá vỡ kỷ lục tốc độ truyền dữ liệu. (Ảnh: Depositphotos).
Kết nối Internet nhanh nhất thế giới hiện nay dành cho người tiêu dùng là 10 gigabit/giây (Gb/s). Tuy nhiên, hầu hết đường truyền thông thường chỉ đạt tốc độ vài trăm megabit/giây (Mb/s). Hiện nay, Viện công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia (NICT) của Nhật Bản đạt tốc độ truyền dữ liệu cực cao, lên tới 22,9 petabit/giây (Pb/s). Một petabit bằng một triệu gigabit, đủ nhanh để truyền truyền tải toàn bộ lưu lượng truy cập từng giây của mạng Internet toàn cầu nhanh hơn gấp 22 lần so với băng thông còn lại. Thậm chí, NASA mới chỉ đạt tốc độ 46 terabit/giây, tức 0,046 Pb/s.
Để tiến tới cột mốc trên, NICT tận dụng một số công nghệ mới. Thay vì chỉ dùng một lõi truyền dữ liệu, sợi cáp chứa 38 lõi, mỗi lõi có thể truyền dữ liệu ở tổng cộng 114 kênh không gian. Mỗi chế độ ở mỗi kênh không gian được tạo thành từ 750 kênh bước sóng trên ba băng tần (S, C và L), dành cho băng thông 18,8 THz.
Công nghệ trên góp phần giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu lên 22,9 Pb/s, cao hơn gấp đôi kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2020. Nhóm nghiên cứu ở NICT cho biết hệ thống hiện tại có thể đạt tốc độ nhanh hơn lên đến 24,7 Pb/s nếu tối ưu hóa việc sửa lỗi.
Tuy nhiên, giải mã dữ liệu liên quan đến quá trình xử lý tín hiệu phức tạp, đòi hỏi phải cài đặt các thiết bị chuyên dụng gọi là bộ thu MIMO lắp đặt trên toàn mạng lưới. Trong thời gian ngắn hạn hơn, phiên bản cáp quang lõi 4 chỉ truyền dữ liệu ở một chế độ mỗi lõi tương thích với cơ sở hạ tầng hiện nay, có tốc độ hơn 1 Pb/s.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn