Nhiều người chắc hẳn rất hạnh phúc khi nhìn vào gương hay chụp ảnh "tự sướng" thấy mình ưa nhìn, xinh xắn. Nhưng xin lỗi, bạn đã lầm rồi…
Chúng ta thường cảm thấy hài lòng, thấy bản thân không có khuyết điểm, tự tin đến mức cho rằng mình hoàn hảo khi soi gương hay mỗi khi tự cầm máy "seo phì". Thế nhưng, các chuyên gia đã chỉ ra bạn xấu hơn chính bản thân mình so với trong gương ít nhất 30%. Và dưới đây là các lý do cụ thể.
Nhà Tâm lý học Sam Keane chỉ ra, qua nghiên cứu liên quan tất cả các kiểu khuôn mặt con người đều hoàn toàn không đối xứng. Lý do là do các dây thần kinh trong não điều khiển phần bên trái của khuôn mặt hoạt động thường xuyên hơn.
Vì phần não điều khiên cảm xúc là phía bên trái của khuôn mặt nên xét phía bên phải sẽ đậm nét hơn, khiến chúng ta dễ bị đánh lừa bởi phần não bộ điều khiển.
Tất cả các kiểu khuôn mặt con người đều hoàn toàn không đối xứng. (Ảnh minh họa).
Thông thường khi chụp ảnh, hầu hết mọi người sẽ vô thức nghiêng đầu sang bên trái, tập trung vào nửa bên trái khuôn mặt. Bởi dưới góc độ nhiếp ảnh, góc nghiêng của khuôn mặt khiến mũi trở nên thẳng hơn, tăng ảo giác về diện mạo. Vì thế, rất nhiều người nghiện chụp góc này.
Tuy nhiên, nếu muốn biết thật sự mình trông thế nào thì hãy đứng ở gương, dưới ánh sáng tự nhiên để quan sát rõ nhất. Bạn cũng không nên quá nặng nề vấn đề này. Đừng theo đuổi sự hoàn hảo quá mức, dù vẻ ngoài có thể giúp ích cho công việc và cuộc sống nhưng chúng ta vẫn cần chú ý nhiều hơn đến nội dung bên trong như kiến thức, kỹ năng,…
Suy cho cùng, sức mạnh bên trong sẽ được thể hiện qua hình dáng bên ngoài, và bạn sẽ tỏa sáng rực rỡ nếu biết kết hợp.
Giáo sư Robert và nhóm đồng nghiệp tại Đại học Califonia đã kết luận qua nghiên cứu, lý do nhiều người trông đẹp hơn trên ảnh là do khuôn mặt hấp dẫn khi chuyển động so với khi đứng yên.
Khi nhìn vào gương hay nhìn vào máy ảnh, bạn thường điều chỉnh góc độ và tư thế một cách vô thức, nét mặt cũng sẽ thay đổi tương ứng với những điều chỉnh liên tục. Chẳng hạn như những biểu cảm gợn cười, nhếch môi, nhíu mày, nheo mắt,… hoặc những cử động nhỏ ngẫu nhiên sẽ khiến bạn trông tự tin và đẹp nhất.
Ngoài ra, việc tận dụng góc ảnh, ánh sáng, tìm ra ưu điểm khuôn mặt khi chụp cũng sẽ giúp bạn trông nổi bật, xinh xắn hơn.
Nhiều người trông đẹp hơn trên ảnh là do khuôn mặt hấp dẫn khi chuyển động. (Ảnh minh họa)
Nhà Tâm lý học người Mỹ Edward Thorndike qua nghiên cứu phát hiện ra, con người khi nhìn vào gương sẽ bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng hào quang. Tức là họ bị não bộ đánh lừa và trở nên tự tin vào vẻ bề ngoài.
Chúng ta không cần quá theo đuổi sự hoàn hảo về hình thức bên ngoài mà chỉ cần tận dụng góc chụp, ánh sáng tốt và các yếu tố khác để tạo nên những bức ảnh đẹp. Còn sự tự tin thật thường đến từ vẻ đẹp nội tâm bên trong. Nếu bạn chưa cảm thấy mình xinh đẹp, tự tin thì có thể tham khảo các cách sau để nâng tầm khí chất:
Bạn nên nhìn thẳng người đối diện khi giao tiếp nhưng không nên nhìn chằm chằm. Thay vào đó, thi thoảng hãy đưa mắt nhìn xung quanh để đối phương đỡ căng thẳng, áp lực. Bạn cũng không nên đảo mắt liên hồi hay nhìn xéo sang người kia khi nói chuyện với người này. Cũng đừng nên nhìn xuống phía dưới bởi đây là tâm lý bi quan, thiếu tự tin.
Dù nói chuyện với người lớn tuổi hay nhỏ tuổi hơn, bạn cũng đừng nên nhìn vào khuyết điểm trên cơ thể họ. Bạn cũng không nên nhìn chằm chằm khi nhừo vả ai đó và chờ họ đưa ra quyết định. Ánh mắt vô tình từ bạn đã tạo áp lực bắt họ phải đồng ý.
Nụ cười là phản xạ có điều kiện của cơ thể nhằm biểu lộ các trạng thái cảm xúc như vui mừng, hạnh phúc, thỏa mãn,… Ngoài ra, nụ cười còn là ngôn ngữ giao tiếp cơ bản nhất dùng để xã giao trong những mối quan hệ, việc sở hữu một nụ cười đẹp sẽ khiến bạn tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp thường ngày.
Khi cười, phần môi trên của bạn cong lên một nửa, để lộ hàm rằng trên. Kiểu cười này chủ yếu nhờ vào cơ môi, từ đó khóe miệng mới từ từ di chuyển sang 2 bên. Khi cười tươi, các đường nét trên gương mặt sẽ trở nên tươi tắn, đôi mắt cũng ánh lên niềm hạnh phúc rạng ngời. Một nụ cười tươi mang lại năng lượng tích cực không chỉ cho bạn mà còn cho mọi người xung quanh.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn