Một đội ngũ các nhà thiên văn học đã lần đầu tiên đo được các quầng vật chất tối đang bao bọc những siêu hố đen, còn gọi là "quả tim" nằm ở trung tâm các thiên hà cổ xưa.
Các"quả tim" của thiên hà cổ xưa, vốn được tiếp năng lượng từ siêu hố đen, thường phóng thích ánh sáng chói lóa vượt xa lượng ánh sáng gộp lại từ các ngôi sao của những thiên hà xung quanh.
Mô phỏng quầng vật chất xung quanh siêu hố đen. (Ảnh: BERKELEY LAB).
Những "quả tim" này thường phát sáng mỗi khi các siêu hố đen "ngốn ngấu" vật chất xung quanh.
Theo báo cáo mới đăng trên chuyên san The Astrophysical Journal, đội ngũ các nhà khoa học của Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho rằng, các quầng vật chất tối bao quanh những thiên hà cổ xưa đóng vai trò "bơm" vật chất cho các siêu hố đen.
Điều này cho thấy cơ chế tiếp tế năng lượng cho các siêu hố đen đã tồn tại từ lâu, dựa trên kết quả nghiên cứu của hàng trăm đối tượng thiên hà.
"Lần đầu tiên chúng tôi đo được trọng lượng tiêu chuẩn của quầng vật chất tối đang bao bọc một siêu hố đen bên trong thiên hà cách đây khoảng 13 tỉ năm", Space.com dẫn lời trưởng nhóm Nobunari Kashikawa, giáo sư của Đại học Tokyo.
Kết quả cho thấy, quầng vật chất tối có trọng lượng nặng gấp khoảng 10 nghìn tỉ lần trọng lượng của Mặt trời chúng ta.
Phát hiện mới được đánh giá sẽ tạo nên ảnh hưởng đáng kể cho nỗ lực của giới khoa học nhằm tìm hiểu cách thức các thiên hà phát triển trong giai đoạn vũ trụ sơ khai, cũng như chiều hướng tiến hóa của vũ trụ.
Có thể có cả đại dương lẫn sự sống trên hành tinh này?
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn