Loài vật này có gì đặc biệt mà thịt của chúng lại được khen ngợi như vậy?
Người Trung Quốc có câu "Thịt lừa dưới đất còn ngon hơn thịt rồng trên trời" với ý nghĩa miêu tả rằng thịt lừa vô cùng ngon. Tại quốc gia này, thịt lừa được coi như món ăn ngon và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Một số nhà hàng ở Trung Quốc có phục vụ món thịt lừa. Món ăn được yêu thích nhất là há cảo thịt lừa cùng bắp cải và rau. Ở một số nơi như tỉnh Hà Nam thì nổi tiếng với món đặc sản mì thịt lừa. Thậm chí ở Bắc Kinh, bạn có thể có cơ hội được thử món bánh burger thịt lừa.
Thịt lừa có nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Sohu).
Không chỉ ngon, thịt lừa còn có nhiều tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Sách Nhật hoa bản thảo nói về thịt lừa như sau: "Thịt lừa giải được tâm kinh phiền não, buồn bực tức tối. Chữa được chứng phong cuồng dùng thịt lừa mà cất thành rượu cùng với các đồ nấu rượu mà uống, chữa được mọi chứng phong." Thịt loài vật này có tác dụng dưỡng huyết, dưỡng khí, có lợi cho người khí huyết không đủ.
Trong y học hiện đại, thịt lừa cung cấp lượng lớn protein, axit amin song lại ít chất béo, ít cholesterol. Thịt lừa cung cấp nguồn canxi, phốt pho, sắt, carbohydrate cần thiết cho cơ thể. Thịt lừa còn giàu galetin động vật, phù hợp làm món ăn dưỡng thể cho người già, trẻ nhỏ, người vừa ốm dậy.
Giá thịt và da lừa không hề rẻ nhưng nhiều người từ chối nuôi chúng để làm kinh tế. (Ảnh: Sohu).
Ở Trung Quốc, thịt và da của những con lừa vẫn được bán như thịt của các loài vật khác. Một cân thịt lừa được bán với giá 140 NDT (gần 500.000 VND), còn da lừa có thể bán với giá khoảng 50 NDT (khoảng 170.000 VND). Như vậy, giá thịt và da lừa có giá không rẻ cũng không đắt, thế nhưng, ở nông thôn người ta không nuôi những con vật này để lấy thịt. Vì sao vậy?
Theo những người nông dân Trung Quốc, có 3 lý do khiến họ không lựa chọn lừa để chăn nuôi với quy mô lớn để làm kinh tế.
Theo trang Sina, mặc dù nhiều người khen ngợi thịt lừa nhưng nhu cầu về loại thịt này không cao. Bởi đối với người dân, họ sẵn sàng chọn thịt lợn và thịt bò hoặc thịt gia cầm có giá bán tốt hơn. Như vậy, người nông dân muốn nuôi nhiều lừa để kinh doanh thì đầu ra cũng không có nhiều.
Một con lừa được bán giá nguyên con cả thịt và da có thể thu được hơn 30 triệu đồng. (Ảnh: Sohu)
Hiện nay, thịt lừa chủ yếu được bán ở những nhà hàng cao cấp, khách sạn và một số nơi khác nhưng đây chưa phải là thị trường rộng. Hơn nữa, việc đầu ra ít và không chắc chắn cũng không đảm bảo để người nông dân mạo hiểm bỏ ra số vốn lớn đầu tư vào việc nuôi lừa.
Dù thịt lừa giá bán vừa phải nhưng chi phí chăn nuôi chúng khá đắt đỏ. Chu kỳ sinh trưởng của một con lừa càng dài thì chi phí thức ăn càng lớn và lợi nhuận mà người nông dân thu được càng ít. Một con lừa giống có giá khoảng 3.000 – 4.000 NDT (khoảng từ 10 triệu đến hơn 13 triệu VND).
Thịt lừa có giá cao nhưng chi phí chăn nuôi loài vật này khá đắt đỏ. (Ảnh: Sohu).
Thời gian để một con lừa trưởng thành mất khoảng hơn một năm. Chi phí cho thức ăn tiêu thụ là khoảng 2.000 NDT (gần 6,8 triệu VND), cộng thêm chi phí tiêm phòng dịch bệnh là 500 NDT (gần 1,7 triệu VND). Như vậy, vốn để nuôi một con lừa trưởng thành sẽ tiêu tốn của người nông dân khoảng 5.000 – 6.000 NDT (từ 17 triệu đến hơn 20 triệu VND). Sau khi trừ hết các chi phí đã bỏ, lợi nhuận thu về chỉ còn khoảng 2.000 – 3.000 NDT (khoảng 6,8 triệu đến hơn 10 triệu VND). Qua đây, có thể thấy, số lãi mà người nông dân có thể kiếm được không quá nhiều, do đó, họ sẽ không chọn lừa làm vật nuôi lấy thịt để bán.
Theo các nhà động vật học của Trung Quốc, chu kỳ sinh sản của lừa khá dài. Một con lừa cái phải mất hơn 1 năm (348 đến 377 ngày) để sinh ra một con lừa con. Sau đó, những con lừa con cần thêm một năm rưỡi nữa để trưởng thành. Nếu so sánh với các loài vật khác như gà, lợn thì chu kỳ sinh sản của lừa dài hơn rất nhiều.
Lừa là loài có thời gian sinh sản dài nên nhiều người nông dân không chọn chúng để nuôi lấy thịt. (Ảnh: Sohu)
Đối với những người nông dân, chọn những loài có chu kỳ sinh sản ngắn, thu hồi vốn nhanh mới là ưu tiên hàng đầu. Việc nuôi lừa tuy có lợi nhuận nhưng người nông dân phải chờ một thời gian dài mới thu lại số vốn và lãi không đáng kể. Do đó, những người nông cho rằng nuôi lừa không đáp ứng được yêu cầu của mình nên đương nhiên việc họ chọn loài vật này để làm kinh tế là rất hiếm.
Nguồn tin: khoahoc.tv
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn