Khoan 1.600m xuống đáy Thái Bình Dương, nhà khoa học kinh ngạc với thứ tìm được: Độc nhất vô nhị!

Thứ tư - 21/04/2021 21:18
Khoan 1.600m xuống đáy Thái Bình Dương, nhà khoa học kinh ngạc với thứ tìm được: Độc nhất vô nhị! Khoan 1.600m xuống đáy Thái Bình Dương, nhà khoa học kinh ngạc với thứ tìm được: Độc nhất vô nhị!

Phát hiện này cho thấy, đáy đại dương vẫn còn nhiều bí mật chờ con người khám phá.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã khoan gần một dặm (tương đương 1.600 mét) xuống đáy biển Thái Bình Dương và thu được nhiều loại đá núi lửa khác nhau về mặt hóa học và khoáng vật học so với bất kỳ loại đá nào đã biết trước đây trên Trái đất, niên đại 49 triệu năm. Phát hiện khoa học mới này được công bố giữa tháng 3/2021 trên tạp chí Nature Communications.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra một mỏm đá 49 triệu năm tuổi được hình thành chỉ vài triệu năm sau Vành đai Lửa - "Chảo núi lửa" nổi tiếng nằm trên Vành đai Thái Bình Dương. Nhóm nghiên cứu cho biết, trong vài triệu năm, khu vực này đã tạo ra một loại đá độc nhất vô nhị với cường độ siêu nóng.

Họ kéo lên bằng chứng của lịch sử địa chất Trái đất này từ gần 8.000 mét, tính từ bề mặt nước biển của Thái Bình Dương.

Khoan 1.600m xuống đáy Thái Bình Dương, nhà khoa học kinh ngạc với thứ tìm được: Độc nhất vô nhị! 1
Ảnh trái: Mặt cắt siêu nhỏ của đá bazan 49 triệu năm tuổi. (Nguồn: EXP 351 Science Team) - Ảnh phải: Các mỏm đá bazan trên Trái đất. (Nguồn: HALLDOR KOLBEINS / AFP via Getty Images)

Đồng tác giả Ivan Savov, một nhà địa hóa học và núi lửa tại Đại học Leeds (Anh), cho biết trong một thông cáo báo chí của trường đại học: "Những tảng đá mà chúng tôi thu được khác hẳn với những loại đá mà chúng tôi đã biết. Trên thực tế, nó có thể khác với các đá bazan dưới đáy đại dương của Trái đất cũng như các đá bazan của trên bề mặt Trái đất, thậm chí chúng còn khác với các đá bazan của Mặt trăng".

Đá bazan là một loại đá lửa (đá trầm tích giàu silica có cấu trúc tinh thể kín nhỏ) rất phổ biến xuất hiện từ các dòng dung nham nguội đi, bao gồm cả từ các núi lửa hiện đang hoạt động. Nhưng áp suất và nhiệt độ từ đó các viên đá xuất hiện làm thay đổi hoàn toàn các đặc tính của chúng.

Nhóm nghiên cứu báo cáo rằng, loại đá khác biệt này có thể được hình thành vào cuối sự khởi đầu đầy biến động của Vành đai Lửa.

Sở dĩ, đến nay các nhà khoa học mới phát hiện được là vì nó ở quá sâu và quá khó để công nghệ tiếp cận.

Mặc dù cổ xưa nhưng Vành đai Lửa Thái Bình Dương vẫn còn non trẻ về lịch sử kiến ​​tạo của Trái đất. Một số loại đá núi lửa có niên đại hàng tỷ năm, lâu đời hơn nhiều so với 49 triệu năm tồn tại của loại đá mới này.

Nhóm nghiên cứu khoan mẫu bằng cách sử dụng Joides - một giàn khoan có khả năng kéo mẫu từ 9,6km bên dưới bề mặt đáy đại dương.

Dưới kính hiển vi, mặt cắt ngang của loại đá mới trông giống như một khung đóng băng từ kính vạn hoa, một tập hợp các màu xám đá phiến và rau biển.

Nhà hóa học Ivan Savov nói rằng việc biết các điều kiện hình thành đá bazan này sẽ giúp các nhà khoa học Trái đất hiểu rõ hơn về sự phát triển của hệ tầng lớn hơn của hành tinh.

Savov cho biết: "Trong thời đại mà nhiều người ngưỡng mộ những khám phá được thực hiện ở không gian, những phát hiện của chúng tôi (ở đáy đại dương) cho thấy vẫn còn nhiều bí mật trên chính hành tinh của chúng ta mà chúng ta cần tìm hiểu và học hỏi".

  • Tín hiệu WiFi đi xuyên tường bằng cách nào?
  • Hé lộ về thành phố đầu tiên trên sao Hỏa, đủ chỗ cho hơn 25 vạn người sinh sống
  • Bắt được tín hiệu vô tuyến bí ẩn, 16 ngày phát 1 lần từ thiên hà khác

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 233
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 232
 
  •   Hôm nay 45,866
  •   Tháng hiện tại 1,107,474
  •   Tổng lượt truy cập 127,499,678