Hệ Mặt trời có "Trái đất thứ 2", bị sao Mộc phá hủy

Chủ nhật - 04/10/2020 08:29
Hệ Mặt trời có "Trái đất thứ 2", bị sao Mộc phá hủy Hệ Mặt trời có "Trái đất thứ 2", bị sao Mộc phá hủy

Các nhà khoa học Mỹ xác định hành tinh được mệnh danh là bản sao địa ngục của Trái Đất đã từng là thế giới sống được.

Các nhà khoa học Mỹ xác định hành tinh được mệnh danh là bản sao địa ngục của Trái đất đã từng là thế giới sống được.

Nghiên cứu đến từ Đại học California ở Riveside (Mỹ) cho thấy sao Mộc - hành tinh khổng lồ nặng gấp 318 lần Trái đất - là thủ phạm giết chết sao Kim.

Đã có những bằng chứng khá rõ ràng cho thấy sao Kim được ra đời như một người anh em song sinh của Trái đất, hoàn toàn có thể sống được và có nước ở dạng lỏng. Nó vẫn nằm trong khu vực gọi là "vùng sự sống" của Hệ Mặt trời cùng với Trái đất và sao Hỏa, nhưng một tác động bí ẩn đã khiến nó mất nước và gặp hiệu ứng nhà kính khắc nghiệt, trở nên nóng khủng khiếp và quay cực chậm, hoạt động kiến tạo mảng bị ngưng lại.

Hệ Mặt trời có "Trái đất thứ 2", bị sao Mộc phá hủy 1
Sao Kim đã bị sao Mộc biến thành một hành tinh chết? - (Ảnh: NASA)

Nghiên cứu mới này đã tạo dựng một mô hình tiến hóa của Hệ Mặt trời dựa theo các dữ liệu thiên văn thu thập được từ nhiều tàu vũ trụ, đài quan sát và các nghiên cứu khác trên thế giới. Các hành tinh được tính toán "độ lệch tâm" với thang điểm 0 đến 1. Hành tinh có độ lệch tâm bằng 0 sẽ có quỹ đạo tròn hoàn toàn, độ lệch tâm càng cao, nó sẽ là một hình elip càng bị kéo dài. Với độ lệch tâm là 1, thậm chí vòng tròn không thể khép và hành tinh sẽ văng ra không gian xa thẳm.

Sao Kim hiện là hành tinh có quỹ đạo tròn nhất với độ lệch tâm chỉ 0,006. Một quỹ đạo elip mới giúp hành tinh bảo tồn nước của nó hiệu quả, như Trái đất của chúng ta. Theo tính toán, sao Kim sơ khai có độ lệch tâm 0,3, một hình elip tuyệt vời cho sự sống.

Nguyên nhân của sự thay đổi hết sức bất ngờ: sao Mộc, hình thành đầu tiên trong Hệ Mặt trời, từng được chứng minh có sự "di cư" từ vùng gần Mặt trời hơn ra xa. Một hành tinh lớn như vậy có lực hấp dẫn khủng khiếp, nên đã kéo quỹ đạo của các hành tinh nhỏ hơn giữa nó và Mặt trời méo đi, trong đó quỹ đạo sao Kim xui xẻo bị nắn thành một hình gần tròn khó sống. Quá trình này khiến khí hậu của nó thay đổi nhanh chóng, nóng lên rất nhiều rồi nguội dần, làm cho toàn bộ nước bị thất thoát vào bầu khí quyển và không gian bên ngoài.

Theo tiến sĩ Stephen Kane, nhà khoa học Trái đất, tác giả chính của nghiên cứu, hiểu về hành tinh song sinh sao Kim sẽ giúp chúng ta giải mã được nhiều điều về Trái đất, cũng như sự may mắn của nó khi tiến hóa thành hành tinh sống được.

  • Nghiên cứu: giày toe spring hỗ trợ vận động làm tăng khả năng mắc chấn thương
  • Kỷ lục: Nhà nghiên cứu cho 5.000 con muỗi đốt trong một ngày vì khoa học
  • Loài rắn kinh dị chuyên giết cóc để ăn nội tạng

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 269
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 266
 
  •   Hôm nay 27,644
  •   Tháng hiện tại 1,089,252
  •   Tổng lượt truy cập 127,481,456