Bên dưới Thổ Nhĩ Kỳ, vỏ Trái đất bắt đầu nứt từ 5 triệu năm trước

Thứ hai - 11/09/2023 14:59
Bên dưới Thổ Nhĩ Kỳ, vỏ Trái đất bắt đầu nứt từ 5 triệu năm trước Bên dưới Thổ Nhĩ Kỳ, vỏ Trái đất bắt đầu nứt từ 5 triệu năm trước

Một nhóm khoa học gia quốc tế đã tìm ra bí ẩn sâu bên dưới khu vực xảy ra thảm họa động đất đầu năm nay ở Thổ Nhĩ Kỳ - Syria: Sự di chuyển phức tạp của 3 mảnh vỏ Trái đất.

Một nhóm khoa học gia quốc tế đã tìm ra bí ẩn sâu bên dưới khu vực xảy ra thảm họa động đất đầu năm nay ở Thổ Nhĩ Kỳ - Syria: Sự di chuyển phức tạp của 3 mảnh vỏ Trái đất.

Theo Live Science,nguyên nhân gây ra siêu động đất là Đứt gãy Đông Anatolia có thể hiểu nôm na là nơi vỏ Trái đất bị nứt đôi. Đường đứt gãy này đã được biết đến trước đây, nhưng vẫn còn phủ nhiều bí ẩn.

Nghiên cứu mới đã giúp xác định vết nứt khổng lồ này chỉ mới hình thành từ 5 triệu năm trước, khi lớp vỏ hành tinh tách đôi theo một đường từ Đứt gãy Bắc Anatolian đến Đứt gãy Biển Chết, tách 2 mảng kiến tạo Á - Âu và Anatolian ra. Đó cũng là sự ra đời của một mảng kiến tạo mới.

Bên dưới Thổ Nhĩ Kỳ, vỏ Trái đất bắt đầu nứt từ 5 triệu năm trước 1
Đường màu đỏ biểu thị nơi Đứt gãy Đông Anatolia hình thành từ 5 triệu năm trước - (Ảnh: ĐẠI HỌC MINNESOTA).

Mảng kiến tạo là những mảnh vỏ của Trái đất. Các ước tính cho thấy cả hành tinh có khoảng trên dưới 20 mảng kiến tạo như vậy. Chúng cõng bên trên các lục địa và đại dương, liên tục di chuyển và là nguyên nhân khiến đất đai Trái đất nhiều lần hợp lại thành siêu lục địa rồi lại tách rời ra như ngày nay.

Đó là một quá trình tự nhiên tất yếu của hành tinh, gây ra nhiều hủy diệt nhưng cũng quan trọng trong việc ổn định môi trường và khí hậu, cân bằng hóa học, nuôi dưỡng sự sống.

Tuy nhiên trong hiện tại, Đứt gãy Đông Anatolia có thể tiềm ẩn nhiều thảm họa. Nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà khoa học Trái đất Donna Whitney từ Đại học Minnesota (Mỹ) cho thấy trong quá trình di chuyển, mảng kiến tạo Ả Rập đang bị mắc kẹt dưới mảng Anatolina.

Rìa của lớp vỏ bị mắc kẹt này được cho là động lực chính khiến lớp vỏ hành tinh ở khu vực đó chịu áp lực mạnh, gây ra động đất. Khu vực hai mảng kiến tạo bị mắc kẹt nằm rất gần đường đứt gãy nơi thảm họa phát sinh.

Các kết quả được tìm ra nhờ quá trình phân tích đá, vốn có nguồn gốc từ lớp phủ bên dưới được đưa lên mặt đất hàng triệu năm trước do sự di chuyển, dồn nén, xáo trộn vật liệu lớp vỏ.

Rất tiếc, các dữ liệu hiện tại chưa giúp các nhà khoa học dự đoán được trận siêu động đất đã xảy ra ngay giữa thời gian nghiên cứu.

Tuy nhiên, hiểu thêm về chúng là thêm các mảnh ghép để các nhà khoa học phân tích, đào sâu, từ đó kết hợp với các yếu tố khác nhằm cải thiện dần các mô hình dự báo động đất.

Bài công bố trên tạp chí khoa học Geology cũng cảnh báo với tuổi đời "trẻ" 5 triệu năm và vị trí bấp bênh của các mảng kiến tạo bên dưới, Đứt gãy Đông Anatolia sẽ tiếp tục gây ra động đất, dù chủ yếu là động đất vừa và nhỏ.

  • Vì sao loài cây được coi là hóa thạch sống này đang bị đột biến và đứng trước bờ vực tuyệt chủng?
  • Bộ tộc 900 năm qua không một người mắc ung thư
  • Con sư tử "cô độc nhất thế giới" và hành trình 8.300km trở về quê hương

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 290
  •   Máy chủ tìm kiếm 15
  •   Khách viếng thăm 275
 
  •   Hôm nay 24,487
  •   Tháng hiện tại 386,959
  •   Tổng lượt truy cập 132,575,224