Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấn chỉnh sai phạm 5 đại học lớn

Thứ năm - 02/04/2015 22:47
Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấn chỉnh sai phạm 5 đại học lớn Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấn chỉnh sai phạm 5 đại học lớn

Dân trí Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm trong việc thực hiện Nghị định 43/2006 Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐH Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Luật TPHCM, Trường ĐH Kinh tế TPHCM.

Thanhtra Chính phủ vừa có thông báo kết luận Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo(GD-ĐT), ĐH Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH LuậtTPHCM, Trường ĐH Kinh tế TPHCM trong việc tổ chức, thực hiện Nghị định 43/2006của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Thu tiền vượt quy định, tuyểnsinh vượt chỉ tiêu được giao

TạiBộ GD-ĐT, Thanh tra Chính phủ phát hiện việc ban hành quyết định giao quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc rất chậm, nămcuối giai đoạn thực hiện 2012-2013 mới ban hành quyết định. Từ năm 2012 trở lạiđây (sau khi Luật Viên chức có hiệu lự thi hành), Bộ GD-ĐT không giao chỉ tiêubiên chế mà triển khai theo Luật Viên chức là phê duyệt vị trí việc làm. Đếnnay, Bộ GD-ĐT chưa phê duyệt được vị trí việc làm.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấn chỉnh sai phạm 5 đại học lớn 1
Trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theokết luận thanh tra, tháng 10/2013 Bộ GD-ĐT có văn bản thông báo việc ủy quyềncho các đơn vị sự nghiệp về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, dự án đầu tưmua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng cơ bản, thanh lý tài sản hết hiệu lực.Do đó, các đơn vị không còn được tự chủ trong một số lĩnh vực đã được phân cấp,ủy quyền. “Việc này không phù hợp với xu hướng phân cấp, tăng cường tính tự chủ,tự chịu trách nhiệm của các đơn vị và chưa phù hợp với quy định tại Nghị định43”- kết luận chỉ rõ.

Việcban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 43 tại Bộ GD-ĐT còn chậm, nhất làviệc ban hành hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn chấtlượng.

Ngoàira, tại 5 đơn vị (ĐH Huế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường ĐH Vinh, TrườngĐH Luật TPHCM, Trường ĐH Kinh tế TPHCM), cơ quan thanh tra đã phát hiện việcban hành một số văn bản không phù hợp với quy định của Nhà nước hoặc căn cứ vàocác quy định đã hết hiệu lực; quy chế chi tiêu nội bộ quy định một số khoảnthu, chi không đúng quy định của Nhà nước; ban hành văn bản quy định mức thu mộtsố khoản phí, lệ phí vượt mức quy định; quy định một số khoản thu có tính chấtphí, lệ phí ngoài danh mục quy định tại Nghị định 57/2002 của Chính phủ.

Trongviệc tuyển sinh, đào tạo sau ĐH, một số học viên trúng tuyển chưa đảm bảo điềukiện ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác theo quy định (ĐH Huế, Trường ĐH LuậtTPHCM). Trường ĐH Kinh tế TPHCM đào tạo thạc sĩ kinh tế khóa K20 thời gian vượtquá quy định 1 năm theo Thông tư số 10/2011 của Bộ GD-ĐT.

Mộtsố đơn vị tuyển sinh, đào tạo ĐH chính quy, liên thông từ CĐ lên ĐH vượt chỉ tiêuđược Bộ GD-ĐT giao. Trường ĐH Nông lâm thuộc ĐH Huế không được giao chỉ tiêu vẫntuyển sinh hệ liên thông CĐ lên ĐH chính quy năm 2011 (110 chỉ tiêu); Trường ĐHNgoại ngữ thuộc ĐH Huế mở ngành đào tạo hệ ĐH văn bằng 2 chính quy nhưng chưađược sự đồng ý của giám đốc ĐH Huế.

TrườngĐH Ngoại ngữ thuộc ĐH Huế tuyển sinh đào tạo ĐH liên thông hệ chính quy năm2011 nhưng tổ chức giảng dạy vào thứ 7, chủ nhật và các buổi tối các ngày trongtuần không đúng quy định của Bộ GD-ĐT.

Trongviệc tuyển sinh, đào tạo từ xa, Thanh tra Chính phủ phát hiện Trung tâm Đào tạotừ xa thuộc ĐH Huế tuyển sinh vượt chỉ tiêu được phê duyệt: năm 2011 vượt53,7%, năm 2012 vượt 11,48%.

Liên kết đào tạo với nướcngoài nhưng 100% không ngoại ngữ

Việcliên kết đào tạo với nước ngoài hệ ĐH và trên ĐH tại các cơ sở giáo dục trên cũngcó nhiều vấn đề. Cụ thể, tại chương trình liên kết đào tạo giữa Trường ĐH Nôngnghiệp Hà Nội với Hội đồng Liên ĐH Cộng đồng pháp ngữ (CIUF) Bỉ, có 7 học viênchưa đảm bảo điều kiện ngoại ngữ.

TrườngĐH Luật TPHCM có một số học viên trúng tuyển không đạt yêu cầu về trình độ ngoạingữ; học viên đã tốt nghiệp đều không thực hiện việc làm luận văn tốt nghiệptheo Quy chế đạo tạo thạc sĩ ban hành kèm Quyết định số 45/2008 của Bộ GD-ĐT.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấn chỉnh sai phạm 5 đại học lớn 2
Trường ĐH Kinh tế TPHCM có chương trình đào tạo cao học đã được phê duyệt 20 năm nhưng chưa làm thủ tục gia hạn. 

TạiTrường ĐH Kinh tế TPHCM, Thanh tra Chính phủ phát hiện có chương trình đào tạocao học được Bộ GD-ĐT phê duyệt đến nay là 20 năm nhưng chưa làm thủ tục gia hạnchương trình đào tạo, bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện dự tuyểncho phù hợp với chương trình đào tạo quốc tế bậc sau ĐH. Khóa 18 năm 2012 có100% học viên không có chứng chỉ ngoại ngữ.

TrườngĐH Kinh tế TPHCM liên kết với ĐH Victoria của Australia đào tạo cấp bằng cử nhânkinh doanh (khóa đào tạo IBBus 3.1 năm 2012) có 34/52 học viên không có chứngchỉ ngoại ngữ, vi phạm quy định của Bộ GD-ĐT.

Bổ nhiệm cán bộ không đúngquy định của Chính phủ

Trongviệc tự chủ về tổ chức, bộ máy, kết luận thanh tra cho rằng hầu hết các đơn vịquyết định thành lập mới các đơn vị chuyên môn trực thuộc không căn cứ vào quyhoạch, chiến lược phát triển đơn vị; một số đơn vị không xây dựng đề án thành lậpđơn vị mới, không ban hành quy định về quy trình thành lập, đổi tên, chia tách,sáp nhập; mô hình tổ chức chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, lẫn lộn giữa quảnlý hành chính và sự nghiệp, quản lý sự nghiệp và sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Đơncử, ĐH Huế là đơn vị sự nghiệp nhưng thực hiện một số chức năng nhiệm vụ như mộtđơn vị hành chính, mô hình tổ chức nhiều cấp, hình thành nhiều khâu trung gian.Điều này dẫn tới việc chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, có việc bỏ sót, việcquản lý tài chính khó khăn, có lĩnh vực hoạt động chuyên môn kỹ thuật chuyên sâukhông được bộ chuyên ngành quan tâm chỉ đạo và đầu tư.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị chấn chỉnh sai phạm 5 đại học lớn 3
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều "vấn đề" ở ĐH Huế.

TrườngĐH Y Dược - ĐH Huế, trong đó có Bệnh viện Y dược Huế là bệnh viện thực hành,trong một thời gian dài duy trì hoạt động theo mô hình bán công nhưng cơ chế quảnlý tài chính theo cơ chế sự nghiệp tự đảm bảo chi phí chi thường xuyên. Trường ĐHY Dược là đơn vị đào tạo chuyên sâu về ngành y dược, trong nhiều năm qua trongbối cảnh vừa thiếu sự quan tâm quản lý của Bộ GD-ĐT và thiếu sự quan tâm chỉ đạovề chuyên môn, đầu tư của Bộ Y tế đã gây khó khăn cho hoạt động của trường và Bệnhviện thuộc trường.

Ngoàira, việc quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ tại các đơn vị sự nghiệp đều chưa thực hiệnđúng Điều lệ Trường đại học ban hành kèm theo Quyết định 58/2010 của Thủ tướngChính phủ, hướng dẫn của Ban cán sự đảng Bộ GD-ĐT. Nhiều trường hợp thiếu điềukiện, tiêu chuẩn về trình độ chính trị, một số ít thiếu điều kiện về trình độchuyên môn. ĐH Huế quy định nhiệm kỳ bổ nhiệm cán bộ, viên chức theo nhiệm kỳngười đứng đầu đơn vị không đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Thậmchí cá biệt ở một số đơn vị sự nghiệp có viên chức giảng viên vi phạm về phẩmchất đạo đức, vi phạm nghiêm trọng về quy chế đào tạo phải xử lý kỷ luật. Việckiểm điểm nhận xét, đánh giá phân loại viên chức hàng năm của một số đơn vị thuộcTrường ĐH Vinh chưa nghiêm túc, có đơn vị thuộc Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội chưathực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động.

Thế Kha - Lê Phương

 

 

 

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 184
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 183
 
  •   Hôm nay 10,953
  •   Tháng hiện tại 746,161
  •   Tổng lượt truy cập 132,934,426