Khó như đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Văn

Thứ sáu - 09/01/2015 00:58
Khó như đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Văn Khó như đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Văn

Sáng nay (8/1), kỳ thi HSG quốc gia đã bắt đầu. Đề môn Văn nhận được nhiều ý kiến bình luận, người đánh giá đề hay nhưng cá nhân khác cho rằng cách diễn đạt khiến học sinh bị rối.

Đề bài môn Văn - kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2014-2015 như sau:

Câu 1 (8 điểm): "Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn đang sống bằng cái đầu của người khác" - Ý kiến trên gợi cho bạn những suy nghĩ gì?

Câu 2 (12 điểm):"Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực sự sống bằng tâm trí của người đọc". Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến trên.

Khó như đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Văn 1
Đề bài môn Văn - kỳ thi HSG quốc gia năm học 2014-2015.

Về đề thi năm nay, thầy giáo Nguyễn Đức Thạch (sinh năm 1969) – giáo viên dạy đội tuyển Văn, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn nhận định: “Ý tưởng của đề thi bắt đầu từ câu “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Đề bài muốn hướng tới cách tư duy độc lập, sử dụng kiến thức một cách có mục đích. Tuy nhiên cách diễn đạt của câu hơi áp đặt kiểu “Nếu chẳng giàu thì nghèo” sẽ làm học sinh rối".

Cô Lê Thị Thu - Tổ trưởng tổ Ngữ văn, trường THPT chuyên Hùng Vương (Gia Lai) nhận định: "Đề thi HSG năm nay theo cấu trúc quen thuộc với hai câu hỏi, bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đề thi hay ở chỗ đã tạo điều kiện cho các em phát huy năng lực và sự sáng tạo của học sinh.

Trong đó câu số một yêu cầu bàn luận về quan điểm nhân sinh. Về kỹ năng nghị luận học sinh có thể thực hiện theo trình tự khá tốt. Nhưng về nội dung học sinh sẽ cảm thấy khó hiểu thấu và giải quyết triệt để các ý niệm hàm ẩn trong câu chữ của đề bài. Bởi để làm tốt cần có trải nghiệm và nhận thức sâu sắc".

"Tuy nhiên đây là đề thi HSG nên có tính chất thử thách cao để có thể tìm chọn được những cá nhân có kiến thức xã hội sâu rộng và khả năng bày tỏ suy nghĩ cá nhân giàu tính thuyết phục. Đối tượng học sinh năng khiếu Văn vốn nhạy cảm và quan tâm đến giá trị con người nên bài làm hứa hẹn có nhiều góc nhìn lý thú" - cô Thu chia sẻ.

Nguồn tin: news zing


 
 Từ khóa: nghị luận
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 174
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 170
 
  •   Hôm nay 25,831
  •   Tháng hiện tại 167,569
  •   Tổng lượt truy cập 128,765,747