Kỳ lân công nghệ cho phép người dùng trò chuyện với Einstein và Musk

Chủ nhật - 16/07/2023 11:17
Kỳ lân công nghệ cho phép người dùng trò chuyện với Einstein và Musk Kỳ lân công nghệ cho phép người dùng trò chuyện với Einstein và Musk

Startup có tên Character.AI được định giá khoảng một tỷ USD nhờ cho phép người dùng tự tạo chatbot, mô phỏng bất cứ ai họ muốn, kể cả những vĩ nhân quá cố như Albert Einstein.

Startup có tên Character.AI được định giá khoảng một tỷ USD nhờ cho phép người dùng tự tạo chatbot, mô phỏng bất cứ ai họ muốn, kể cả những vĩ nhân quá cố như Albert Einstein.

Albert Einstein đã qua đời năm 1955, nhưng nhờ AI nhà vật lý thiên tài này vẫn có thể trò chuyện với con người hiện đại.

Tất cả là nhờ vào một chatbot trên Character.AI, startup hiện được đánh giá là một trong những kỳ lân công nghệ mới nổi.

Theo thống kê mới nhất, chatbot Einstein đã trả lời 1,6 triệu tin nhắn, giải thích mọi thứ, từ thuyết tương đối đến những điều tầm thường nhất như đưa ra khuyến nghị về lựa chọn thú cưng.

Thung lũng Silicon đang trong cơn sốt chatbot. OpenAI, công ty tiên phong trong lĩnh vực này với ChatGPT, hiện được định giá hàng tỷ USD bằng ý tưởng mô phỏng chương trình máy tính có thể bắt chước con người một cách hiệu quả.

Trò chuyện với bất kỳ ai, từ nhân vật trong game đến cả người nổi tiếng

Tuy nhiên, Character.AI còn vượt xa hơn thế. Startup về trí tuệ nhân tạo này, hiện được định giá 1 tỷ USD, cho phép người dùng tùy chỉnh chatbot cho riêng mình, đóng giả bất kỳ ai và bất cứ thứ gì, dù là những vĩ nhân quá cố cho đến cả tỷ phú nổi tiếng.

Kỳ lân công nghệ cho phép người dùng trò chuyện với Einstein và Musk 1
Character.AI cho phép người dùng tự tạo chatbot, mô phỏng bất cứ ai họ muốn, dù còn sống hay đã chết. (Ảnh: Character.AI).

Fortune đánh giá Character.AI là một trong những thành công đáng ngạc nhiên nhất của cơn sốt trí tuệ nhân tạo. Tính đến tháng 5, Character.AI ghi nhận gần 200 triệu lượt truy cập mỗi tháng và người dùng đã tạo ra hơn 10 triệu chatbot khác nhau.

Trong khi đó, theo dữ liệu của SensorTower, ứng dụng Character.AI đã được tải xuống hơn 2,5 triệu lần, con số vượt xa các công cụ trò chuyện mới nổi có thể so sánh khác như Chai và AI Chatbot.

Người dùng đang rất hào hứng với việc nhân bản những nhân vật thần tượng để trò chuyện trên Character.AI.

Fortune cho biết đã có đến 36 triệu tin nhắn được gửi đến Mario, nhân vật huyền thoại của tựa game Super Mario Bros.

Raiden Shogun và Ei, hai nhân vật nổi tiếng trong game Genshin Impact cũng nhận được gần 133 triệu tin nhắn.

Đúng như mong đợi, tệp người dùng của Character.AI nghiêng hẳn về giới trẻ. Một nhân vật khác cũng rất phổ biến trên ứng dụng trò chuyện AI này là khoảng một chục phiên bản của tỷ phú Elon Musk.

“Tôi từng nói đùa rằng chúng tôi sẽ không thay thế Google mà sẽ thay thế phụ huynh của người dùng. Tuy nhiên, thật sự là chúng tôi không muốn đóng vai phụ huynh của ai cả”, đồng sáng lập và CEO Noam Shazeer cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Kỳ lân công nghệ cho phép người dùng trò chuyện với Einstein và Musk 2
Người dùng hào hứng với việc tạo ra những phiên bản chatbot của các nhân vật nổi tiếng trong game. (Ảnh: Character.AI).

Sở hữu tiềm năng lớn nhưng ứng dụng trò chuyện với người nhân bản như Character.AI đặt ra những câu hỏi hóc búa về tương lai của các công cụ AI.

Một ví dụ điển hình có thể kể đến việc website của ứng dụng này có đến 20 phiên bản chatbot chuột Mickey, một tài sản thuộc bản quyền sở hữu trí tuệ của Walt Disney, dẫn đến những vấn đề pháp lý tiềm tàng.

Tiềm năng khổng lồ

Năm 2021, bộ đôi Noam Shazeer và Daniel De Freitas có dịp gặp nhau khi làm việc tại Google. Cả hai sau đó quyết định tách ra và thành lập Character.AI.

Bất chấp việc công ty ban đầu bị đánh giá là "ngớ ngẩn", cả hai đều là những nhân vật có tiếng trong giới AI.

Shazeer chính là đồng tác giả của nghiên cứu về AI có tên “Attention Is All You Need”, nền tảng cho công nghệ AI tạo sinh như ChatGPT hiện nay.

Ngoài ra, Shazeer còn là tác giả chính của bài báo nghiên cứu về Transformer, kiến trúc xử lý ngôn ngữ do Google phát triển vào năm 2017. Cho đến nay, mô hình học máy này đã được dùng rộng rãi trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và được xem như "chìa khóa" cho các Chatbot.

De Freitas thậm chí còn nổi tiếng hơn khi là cha đẻ của Meena, một Chatbot được thử nghiệm công khai vào năm 2020 và sau đó được Google đổi tên thành LaMDA - mô hình ngôn ngữ lớn nền tảng cho Bard.

Kỳ lân công nghệ cho phép người dùng trò chuyện với Einstein và Musk 3
Noam Shazeer và Daniel De Freitas, bộ đôi sáng lập Character.AI. (Ảnh: New York Times).

Shazeer cho biết ngay từ lần đầu gia nhập Google vào năm 2016, De Freitas đã thực hiện "sứ mệnh cả đời" để biến các chatbot thông minh thành hiện thực sau khi đọc một số tài liệu nghiên cứu về công nghệ ngôn ngữ.

Khi ấy, De Freitas đã nhìn thấy tiềm năng của việc sử dụng nghiên cứu ngôn ngữ lớn của Google để xây dựng một chatbot hoàn chỉnh.

"Cậu ấy không có nhiều nhân sự và bắt đầu mọi thứ như quy tắc 20%. Sau đó, De Freitas chỉ tuyển dụng một đội quân gồm 20% nhân viên sẵn sàng bỏ qua công việc hàng ngày của họ chỉ để giúp cậu ấy với hệ thống này", Shazeer nói và đề cập đến "Quy tắc 20%" cho phép nhân viên ngoài những công việc thường ngày ở công ty, được phép bỏ ra 20% thời gian để làm nhiều việc khác nhằm tăng sức sáng tạo.

Ý tưởng đằng sau Character.AI là tạo ra hệ thống mở, cho phép người dùng có quyền biến công nghệ của nhà phát triển thành bất cứ thứ gì họ muốn.

Như De Freitas từng nói, mục đích của Character.AI là cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào “trí thông minh siêu phàm, được cá nhân hóa sâu sắc để giúp họ sống cuộc sống tốt nhất của mình”.

Lời giới thiệu này thú vị đến mức chỉ 16 tháng sau khi thành lập, Character.ai đã nhận hơn 200 triệu USD tiền đầu tư của công ty mạo hiểm Andreessen Horowitz.

Ứng dụng AI này phổ biến đến mức tình trạng gián đoạn dịch vụ xảy ra thường xuyên. Theo ghi nhận của Fortune, ứng dụng trên iOS thường xuyên hiện thông báo "máy chủ đang quá tải" khi sử dụng vào buổi sáng.

Kỳ lân công nghệ cho phép người dùng trò chuyện với Einstein và Musk 4
Chatbot Elon Musk hiện có đến 20 phiên bản trên Character.AI. (Ảnh: Character.AI).

Tuy nhiên, ban lãnh đạo của Character.AI lại nhìn thấy đây là cơ hội tạo doanh thu khổng lồ cho startup này. Cụ thể, người dùng có thể trả tiền để không bị gián đoạn khi dùng dịch vụ.

Đến tháng 5, Character.AI đã triển khai dịch vụ đăng ký trả phí 10 USD hàng tháng, cho phép người dùng bỏ qua hàng chờ, truy cập tạo tin nhắn nhanh hơn cùng nhiều đặc quyền khác.

"Nó thực sự mang lại lợi ích cho mọi người tham gia. Người dùng trả tiền sẽ nhận được dịch vụ tốt hơn, trong khi công ty có thêm vốn cho phần còn lại của chương trình", Shazeer nói.

Dù đang tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới nhưng AI cũng đối diện nhiều vấn đề, đặc biệt là việc bị lạm dụng. Theo Similarweb, nhiều người truy cập Character.AI nhờ lời giới thiệu trên Aryion, diễn đàn chia sẻ truyện ngắn với nhiều nội dung khiêu dâm.

Bên cạnh đó, theo Zahr Said, giáo sư luật tại Đại học Washington, Character.AI cũng phải đối mặt vấn đề liên quan tới bản quyền hình ảnh, khi người dùng được phép tải bất kỳ ảnh mong muốn trong quá trình tạo chatbot.

Nói cách khác, Character.AI cho phép mạo danh trên quy mô lớn, trao cho bất kỳ ai cuộc trò chuyện kéo dài hàng giờ với Taylor Swift hoặc các nhân vật hư cấu vốn được đăng ký bản quyền.

  • Chatbot ChatGPT "hot" nhất hiện nay có gì đặc biệt?
  • Microsoft có thể hồi sinh người đã chết dưới dạng… chatbot
  • Cậu bé 11 tuổi câu được cá ngừ "khủng" nặng gần 117kg

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 147
 
  •   Hôm nay 30,475
  •   Tháng hiện tại 924,153
  •   Tổng lượt truy cập 128,542,392