Dự luật mã hóa gây tranh cãi tại Mỹ

Thứ ba - 19/04/2016 16:50
Dự luật mã hóa gây tranh cãi tại Mỹ Dự luật mã hóa gây tranh cãi tại Mỹ

Nếu được lưỡng viện thông qua thì luật này sẽ là cơ sở để chính phủ Mỹ buộc các hãng công nghệ phải mở khóa thiết bị trong trường hợp cần thiết

  • Hacker mũ xám đã hỗ trợ FBI phá khóa iPhone 5C?
  • Vụ 'Hồ sơ Panama' như một lời cảnh báo
  • Nguồn mở: Hiểm họa trong ứng dụng doanh nghiệp
  • Hé lộ phương thức FBI dùng phá khóa iPhone
  • FBI phá khóa thành công iPhone

Reuters cho hay, vào hôm 13/4, hai thượng nghị sĩ Mỹ là Richard Burr và Dianne Feinstein đã đệ trình bản dự thảo chính thức của một dự luật gây canh trãi mà qua đó giúp mang lại uy lực cho các tòa án tại nước này khi được quyền buộc các hãng công nghệ như Apple phải trợ giúp nhà chức trách "xâm nhập" các thiết bị điện tử hay công cụ thông tin liên lạc bị mã hóa trước đó nhằm phục vụ công tác điều tra. 

Buổi đề xuất bản dự thảo này diễn ra chỉ vào ngày sau khi trên Internet rò rỉ thông tin về dự luật nói trên, và từ đó làm bùng nổ làn sóng chỉ trích từ giới chuyên gia bảo mật cũng như các tổ chức bảo vệ quyền riêng tư của người dùng vốn dĩ cảnh báo rằng dự luật sẽ làm suy yếu tính an ninh của Internet cũng như để tạo ra những lỗ hổng thông tin cá nhân của người dùng cho giới hacker. 

Dự luật mã hóa gây tranh cãi tại Mỹ 1
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, bản dự thảo chính thức vừa được đệ trình lên Thượng viện Mỹ về cơ bản hoàn toàn khác biệt so với phiên bản rò rỉ trên mạng, theo Reuters. 

Dự luật này xuất hiện được cho là rơi vào thời điểm khá nhạy cảm, đặc biệt là sau khi Bộ Tư pháp Mỹ tăng cường các nỗ lực sử dụng tòa án để buộc Apple mở khóa chiếc iPhone 5C trong vụ San Bernardino .

Thượng nghị sĩ Richard Burr - Chủ tịch Ủy ban Tình báo thượng viện và thượng nghị sĩ Dianne Feinstein - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện trong một tuyên bố gần đây cùng cho rằng họ muốn lấy ý kiến rộng rãi từ các bên liên quan lẫn vài nhân vật quan trọng trước khi chính thức giới thiệu dự luật. 

"Tôi hy vọng rằng bản dự thảo sẽ bắt đầu một cuộc tranh luận toàn diện và ý nghĩa về vai trò của mã hóa; và vai trò của nó trong vai trò thực thi pháp luật", thượng nghị sĩ Blurr nói, "Dựa trên những phản hồi ban đầu, tôi chắc chắn rằng các cuộc thảo luận về dự luật đã bắt đầu". 

Reuters cho biết, dự thảo luật này không hề đề cập đến việc yêu cầu các nhà sản xuất hay nhà mạng viễn thông phải xử lý, chyển tiếp hay lưu trữ dữ liệu ở một định dạng cụ thể nào.

Thay vào đó, dự luật yêu cầu các hãng, ngay khi nhận được lệnh hay trát yêu cầu từ tòa án, phải cung cấp cho các cơ quan chính phủ cũng cơ quan thực thi pháp luật nước này dữ liệu ở một định dạng "dễ hiểu" bất kể là dữ liệu đã được mã hóa trước đó nhằm hạn chế sự truy cập trái phép nếu không phải là chủ nhân thực sự của thiết bị. 

Dự thảo cũng nêu rõ, các hãng phải đảm bảo rằng thiết bị của họ khi sản xuất cần bổ sung tính tương thích để đáp ứng tốt các yêu cầu được mô tả trong luật.

Bên cạnh đó, dự luật còn thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của các trường hợp mà tòa án có thể đưa ra lệnh yêu cầu trợ giúp, trong đó có sự vụ liên quan đến các hành vi phạm tội gây tử vong, có thể gây tử vong hay làm bị thương nghiêm trọng nạn nhân; án liên quan đến ma túy hay có nạn nhân là trẻ em cũng như lcác hoạt động tình báo của nước ngoài.

Theo Reuters, trước khi chính thức được thông qua thành luật thì chắc chắn rằng dự luật này sẽ tiếp tục đối mặt với sự phản kháng dữ dội từ giới công nghệ và các tổ chức ủng hộ tính riêng tư của người dùng , và thậm chí sẽ có những tranh cãi căng thẳng ngay trong Quốc hội Mỹ.

"Luật này sẽ đặt công dân Mỹ đứng trước nhiều rủi ro hơn về sự quấy nhiễu, trộm định danh, hacker và giới tội phạm nước ngoài", thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ron Wyden phát biểu trong một tuyên bố.

Nguồn tin: www.pcworld.com.vn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 553
  •   Máy chủ tìm kiếm 40
  •   Khách viếng thăm 513
 
  •   Hôm nay 13,247
  •   Tháng hiện tại 370,859
  •   Tổng lượt truy cập 133,454,607