Điều tra giới siêu giàu qua mạng xã hội

Thứ tư - 13/07/2016 16:18
Điều tra giới siêu giàu qua mạng xã hội Điều tra giới siêu giàu qua mạng xã hội

Chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có thể dẫn đến hậu quá khó lường, khiến một người có thể trở thành đích ngắm không chỉ của tội phạm, mà còn cả cơ quan công quyền.

  • Chụp ảnh selfie
  • Điện thoại thông minh và ngã rẽ selfie
  • Smartphone selfie nở rộ
  • Chụp selfie bằng smartphone sao cho đẹp
  • Top 5 smartphone chụp selfie cực chất có giá dưới 4 triệu đồng

Theo một bài viết gần đây trên tờ The Guardian thì ít người biết rằng các cơ quan điều tra cũng đang tích cực sử dụng mạng xã hội để hoàn thành công việc của họ.

Kỳ này, PC World Vietnam lược dịch bài viết nói trên để cùng nhau nhìn thấy xu hướng này một cách rất sinh động nhất.

Từ chụp ảnh tự sướng  (selfie) với du thuyền tiền tỷ cho tới đăng ảnh khoe máy bay riêng, việc phô trương lối sống hào nhoáng của những người thừa kế trẻ tuổi trong các gia đình siêu giàu khiến thế giới ghen tị và giễu cợt.

Tuy nhiên, những đứa trẻ giàu có này lại vô tình làm lộ khối tài sản khổng lồ và những cuộc giao dịch ngầm mà bố mẹ của chúng nỗ lực che giấu. Những "hậu duệ mặt trời này" đã vô tình cung cấp chứng cứ để cơ quan điều tra đóng băng hoặc tịch thu những tài sản đáng giá hàng chục triệu USD và tệ hơn nữa là dẫn đường cho tội phạm đến nhà.

Một số hãng bảo mật mạng  cho biết số lần sử dụng bằng chứng từ mạng xã hội lên đến 75% trong các vụ kiện của họ, từ ly hôn của triệu phú cho đến cuộc tranh chấp tài sản giữa những đầu sỏ chính trị. Các hoạt động trên mạng của những người thừa kế siêu giàu đã thường xuyên cung cấp phương tiện để vượt qua các lớp bảo mật của các gia đình này.

Ông Oisin Fouere - Giám đốc chi nhánh tại Anh của hãng bảo mật K2 Intelligence nói rằng mạng xã hội đã trở thành điểm tìm kiếm đầu tiên của họ. Lấy ví dụ về một vụ điều tra tài sản, ông Oisin cho biết một người khẳng định rằng mình không có tài sản nào đáng giá cho đến khi các điều tra viên tìm ra bài đăng trên mạng xã hội mà con trai ông này đăng mà qua đó cho thấy họ từng ở cùng nhau trên chiếc du thuyền trị giá 25 triệu USD của ông ở Bahamas.

Danial Hall - Giám đốc thi hành án toàn cầu tại hãng luật Burford Capital, nói rằng mục tiêu của họ trong những vụ như vậy thường là những người hơi cổ hủ, không mấy hứng thú với Instagram, Facebook và Twitter, song con cái, nhân viên và người cộng tác của họ lại thường dùng những trang mạng xã hội đó.

Gần đây, công ty đã "tịch thu" được một chiếc máy bay riêng mới tậu trong một vụ lừa đảo nhờ việc một trong hai tên lừa đảo có một người con trai khoảng 30 tuổi đăng bức ảnh hai bố con hắn đứng trước cái máy bay trên Instagram.

“Đó thực sự là một vụ trúng số”, ông Hall chia sẻ.

Điều tra giới siêu giàu qua mạng xã hội 1
Những đứa trẻ giàu có đã vô tình làm lộ tài sản và những cuộc giao dịch ngầm mà bố mẹ của chúng cố ý che giấu.

Vai trò ngày càng tăng của mạng xã hội trong các vụ kiện gần đây được minh họa bởi ca sỹ nhạc rap 50 Cent, người vừa bị triệu tập bởi tòa án Connecticut hồi tháng trước để giải thích cho một tấm ảnh trên Instagram. Trong ảnh là cả đống tiền 100 USD xếp thành chữ “broke” mặc dù anh đã tuyên bố phá sản. Anh này khẳng định rằng trong ảnh chỉ là tiền giả.

Hall, một cựu luật sư cùng hợp tác điều tra, nói rằng hầu hết các cuộc điều tra thường phức tạp hơn và bao gồm cả việc dùng mạng xã hội để xác định các mối quan hệ của gia đình và mạng lưới tài chính của họ. Ví dụ, họ dùng siêu dữ liệu (metadata) của những bức ảnh trên Instagram để xác định địa điểm của người đăng hay sử dụng các chức năng like và tag trên Facebook để lần theo một công ty được ủy quyền.

”Bạn có thể tạo nên cả một hồ sơ về cá nhân đó: người đó đang ở đâu, họ thích gì, họ hay liên lạc với ai", Hall nói.

Một vụ lừa đảo khác mà Hall phải xử lý có dính líu đến một chủ tịch hội đồng quản trị người Nga và một cổ đông chính của một ngân hàng đã phá sản bên Nga. Luật sư của hai người này cãi rằng vụ này không nên được chuyển đến Anh vì họ không phải là công dân nước này. “Một phần bằng chứng chúng tôi tìm được trên mạng xã hội, theo thứ tự thời gian cho thấy các bài đăng của các thành viên trong gia đình và cả chính ông chủ tịch đang sinh sống và điều hành ở đây (Anh), vậy nên Anh là nơi thích hợp để xét xử”, Hall chia sẻ.

Những người đi điều tra thường dùng các công cụ định vị như Geofeedia, ứng dụng cho phép họ tạo nên một hàng rào địa lý ảo (“geo-fence”) xung quanh một tòa nhà hay một khu vực nhất định và thu thập toàn bộ các bài đăng trên trên mạng xã hội ở đó theo thời gian thực.

Andrew Beckett, giám đốc quản lý  bảo mật mạng và điều tra tại Kroll, nói rằng hãng của ông đã tìm ra hàng triệu bảng tài sản giấu kín trong một vụ ly dị năm ngoái bằng cách theo dõi địa điểm của người con qua mạng xã hội.

Tòa yêu cầu người chồng phải đưa vợ 30 triệu USD nhưng người chồng khẳng định rằng mình không có số tiền đó.

“Chúng tôi theo dõi mạng xã hội, đặc biệt là đứa con 20 tuổi của ông ta, và đã tìm ra rất nhiều bài đăng từ cùng một địa điểm”, Beckett nói, ”Tham chiếu đến cơ sở dữ liệu đăng ký nhà đất và các tổ chức tương tự ở nước ngoài, chúng tôi tìm ra nửa tá tài sản được đăng ký dưới tên người này”.

“Chúng tôi trình ra trước tòa danh sách tài sản được đánh giá ít nhất là 60 triệu USD, và tòa đã thu giữ cho tới khi ông ta chi số tiền đã được phán quyết.”

Theo Beckett, sự hớ hênh trên mạng xã hội của những người thừa kế siêu giàu đặt gia đình họ vào nguy cơ bị lừa đảo và lợi dụng. Thực tế những cá nhân và gia đình siêu giàu có khả năng mất tổng cộng hàng trăm triệu USD mỗi năm vì tội phạm mạng . Vụ gần đây nhất được điều tra bởi Kroll liên quan đến nột công ty gia đình, một doanh nghiệp tư nhân quản lý tài sản của các gia đình thường đáng giá ít nhất 250 triệu USD.

Một người thừa kế bị hack tài khoản email vì mật khẩu chính là tên của con chó mà cô này yêu quý - cái tên được công khai phát tán khắp trên mạng.

Khi cô đang ở trong kỳ nghỉ, hacker gửi hóa đơn giả cho máy bay riêng, biệt thự sang trọng và số tiền mua sắm lớn cho công ty gia đình cô. Tổng chi phí lên tới 900.000 USD trước khi vụ việc được phát hiện. Chỉ đến khi người cha nổi giận vì số tiền quá lớn mà cô con gái đã phung phí thì mới có người nghĩ đến việc liên hệ với cô gái để hỏi.

Fourer nói rằng K2 Intelligence đã chứng kiến mức tăng theo cấp số mũ của các vụ như vậy trong năm ngoái, khi tội phạm trên mạng đều tập trung vào các gia đình giàu có cũng như các doanh nghiệp.

“Một vụ gần đây đã có lệnh thanh toán lên đến 500.000 USD và lệnh đó đã được thực hiện", Hall khẳng định.

Jordan Arnold, trưởng bộ phận dịch vụ khách hàng cá nhân của hãng K2 Intelligence nói rằng họ đang giúp những người siêu giàu đặt các chính sách sử dụng mạng xã hội trong gia đình quy định quy tắc ứng xử trong việc đăng các thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như hình ảnh về tài sản, du thuyền và máy bay của họ.

Nguồn tin: www.pcworld.com.vn


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 211
  •   Máy chủ tìm kiếm 50
  •   Khách viếng thăm 161
 
  •   Hôm nay 4,603
  •   Tháng hiện tại 442,605
  •   Tổng lượt truy cập 130,026,374